Sang năm mới Chúc mọi người hay ăn chóng béo, tiền nhiều như kẹo, tình chặt như keo, dẻo dai như mèo, mịn màng trắng trẻo, sức khỏe như voi!
<














1. Sản phẩm
- Là những công trình xây dựng, xây lắp: nhà cửa, cầu đường, máy móc cho các nhà máy..
- Là duy nhất, không lặp lại đối từng công trình..
- Sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tùy theo quy mô của từng công trình.
2. Một công trình thường có nhiều công trình con - hạng mục công trình. Một hạng mục công trình con - có công trình mẹ. Thường chỉ có 1-2 cấp.
Chi phí
3. Yêu cầu đối với kế toán là tập hợp được chi phí theo từng công trình/hạng mục công trình.
4. Ngoài các chi phí thông thường về NVL - Tk621, lương - tk622, chi phí chung - tk627 còn có chi phí đặc thù là máy thi công - tk623 (không rõ trong q.đ 15 thì còn tk này nữa không) và chi phí thuê ngoài (thường hạch toán riêng vào 1 tiểu khoản 6222 - lương thuê ngoài hoặc 6322 - giá vốn phần thuê ngoài).
5. Ngoài việc tập hợp chi phí theo công trình còn thường có báo cáo kết quả lãi lỗ theo công trình. Lúc này cần thêm thông tin về chi phí 641, 642 phân bổ theo công trình nữa. Tập hợp các chi phí đầu 6* và doanh thu đầu 5* sẽ được kqkd.
6. Chi phí dở dang được tập hợp bình thường ở tk 154 nhưng không có nhập kho 155 mà khi xuất hóa đơn thì đưa thẳng giá vốn từ 154 vào 632. Giá trị chuyển từ 154 vào 632 thì có thể tùy theo đánh giá của người sử dụng.
7. Vật tư thường được nhập thẳng từ nhà cung cấp ra luôn công trình mà không thông qua kho.
8. Việc phân bổ CF máy móc thi công, tk 623 và phân bổ khấu hao 627*/214 phải chi tiết theo vụ việc
9. Các đội xây dựng thường tạm ứng 1 cục tiền rồi sau đó cuối tháng với thanh toán tạm ứng. Vì vậy kế toán thường nhập số liệu cả tháng 1 lần vào cuối tháng/đầu tháng sau. Và vì vậy họ hay dùng phiếu kế toán cho nó tiện, nhập đủ loại ctừ vào một chỗ ==> hay đòi hỏi phiếu kế toán có thêm thông tin về thuế đầu vào.
10. Do các công trình kéo dài nhiều năm nên trong các báo cáo thường có các cột thông tin như: số lũy kế đến đầu năm, số ps từ đầu năm đầu đến thời điểm báo cáo, ps trong kỳ, lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ, lũy kế từ khởi công đến cuối kỳ...
11. Chứng từ ghi sổ lập riêng cho từng công trình -> cho phép chọn mã vụ việc khi lọc chứng từ (TCT Thăng Long)
12. Ngoài các chi phí đã nêu còn có chi phí thầu phụ thường đi thẳng từ 331 (trong trường hợp thầu phụ là ko phải là đơn vị thành viên) hoặc 336 (trong trường hợp thầu phụ là đơn vị thành viên) vào 154 của từng công trình
Báo cáo
13. Hệ thống báo cáo quản trị của ngành xây dựng:
- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,...,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột)
- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,...,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột
- Báo cáo quyết toán chi phí thầu phụ trong đó với mỗi công trình, hạng mục công trình từng thầu phụ sẽ được quyết toán phần khối lượng, thuế
- Báo cáo công nợ (tạm ứng) theo từng công trình, hạng mục công trình
- Báo cáo chi phí quản lý cho từng công trình (phần chi phí riêng cho từng công trình và phần phân bổ từ cty)...
14. Công nợ cũng có đặc thù
- Công nợ theo các nhà cung cấp liên quan đến 1 công trình
- Công nợ của 1 nhà cung cấp liên quan đến nhiều công trình.
- Có sổ chi tiết vụ việc: cho 1 vụ việc + nhà cc
15. Thông thường công ty mẹ ký và giao cho các công ty con thực hiện -> công nợ 136 và 336 cũng có đặc thù
16. Tổ chức có thể 4 cấp: tcty, cty, xn, tổ/đội.
- Tổng công ty thì tổng hợp b/c.
- Công ty thì tổng hợp từ số liệu chi tiết.
- Một số công ty có cài phần mềm luôn cho tổ/đội thi công.
Thuế và tiền vay
17. Đặc thù về thuế:
- Cty ở HN/HCM xuất hóa đơn, nhưng công trình thì lại ở các tỉnh ==> thuế nộp 1 phần ở cty mẹ, nộp 1 phần ở nơi công trình ==> phải 333 phải theo dõi theo mã khách.
==> vì vậy FA mới sinh chuyện theo dõi mã khách/cục-chi cục thuế và hđ bán d.vụ mới sinh chuyện có 2 dòng.
18. Quản lý vay tiền theo đặc thù:
- Theo dõi tiền vay, vốn vay, phân bổ CF lãi vay cũng theo công trình.
Khác
19. Vật liệu thường xuất thẳng đến công trình không qua kho nhưng lại xảy ra tình trạng điều chuyển vật liệu giữa công trình này với công trình khác hoặc vật liệu thừa thiếu giữa các công trình cần kiểm soát.
20. Các công ty xây lắp đa phần hoạt động theo các mảng xây lắp, dịch vụ (thiết kế, vận chuyển..), thương mại (buôn bán vật liệu) --> Báo cáo KQKD, công nợ, doanh thu… tương ứng cho các mảng
Biết người = xác định khách đúng và đối thủ đúng
Xác định khách đúng. Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu của mình ở đâu trong biển người mênh mông ngày nay là chuyện cực kỳ quan trọng, nếu đầu tư marketing sai chỗ sẽ lãng phí lớn mà không mang lại gì ngoài nỗi bực mình.
Do vậy, để xác định được khách hàng đúng, cần phải triển khai nghiêm túc rất nhiều công đoạn. Có 3 việc quan trọng nhất không thể bỏ qua nếu doanh nghiệp đang dò dẫm tìm khách, nhất là đang hướng ra bên ngoài.
Trước hết, cần coi trọng việc tìm kiếm thông tin qua nhiều công cụ tìm kiếm hiện đại như internet, website, danh bạ thương mại, danh sách người mua-bán... Tiếp xúc qua mạng cũng là cách đánh giá sơ khởi mức độ quan tâm và tính chuyên nghiệp của đối tác. "Câu trả lời thời @ khi ta xin danh thiếp một doanh nhân nên là 'Tại sao ông không google tôi'?",
Không chỉ tìm kiếm và quản lý thông tin kinh doanh của đối tác, một kinh nghiệm thực tiễn rất hiệu quả là cá nhân người làm marketing cần đầu tư tìm hiểu lối sống, văn hoá, lịch sử, địa lý, sở thích, ngôn ngữ... ở các thị trường mục tiêu. Khi bắt đầu cuộc gặp gỡ, chỉ một chi tiết nhỏ như nhắc một điều độc đáo tại quê nhà đối tác, chào hỏi theo cách của đối tác... cũng có thể tạo ra điểm phá băng tâm lý, chuyện trò sẽ thoải mái thân thiện, bớt nghi ngờ thăm dò, qua đó dễ dàng nhận ra mối quan tâm thực sự của khách hàng.
Xác định đối thủ đúng. Xác định được khách hàng đúng mới chỉ là một phần, xác định đúng đối thủ lại cũng không kém phần quan trọng
Biết ta = xác định hàng đúng và giá đúng
Xác định hàng đúng. Thực ra khó ai có được đúng và đủ mọi sản phẩm khách hàng cần, nhưng đó là lúc nghệ thuật "biến cái mình có thành cái người cần" được phát huy. Điều này tối cần thiết với doanh nghiệp Việt
Phở Thìn bờ hồ không chấp nhận lai tạp, cứ lẳng lặng làm đúng ý mình mặc kệ ai xin thêm bớt thứ gì, không ăn thì đi. Kết quả là khách ăn sáng thường muộn giờ làm vì phải xếp hàng chờ tô phở. Đó là thành công của phở Thìn. Nhưng để cả thế giới thưởng thức thì Phở 24 đã phải điều chỉnh khẩu vị. Đó là một ví dụ rõ nét về nghệ thuật nói trên, nhất là khi giao thương với nước ngoài ngày càng rộng mở.
Xác định giá đúng. Một cách nghĩ phổ biến trong các doanh nghiệp Việt
Thay việc giảm giá để cạnh tranh, cần đẩy mạnh marketing vào từng phân khúc thị trường có khả năng chi trả phù hợp theo định vị mà doanh nghiệp đã xác lập. Được vậy, giá bán mới ổn định cùng với chất lượng, qua đó làm cho số lượng và chất lượng luôn được nâng cao song song với quá trình tái đầu tư liên tục.
Trăm trận = nhiều cách phân phối và quảng bá
Nhiều cách phân phối. Để tự tạo ra toàn bộ nguồn khách cho mình từ xuất phát điểm zero, không thể trông chờ vào một nguồn sẵn có nào, cũng không thể chỉ dựa vào các kênh phân phối truyền thống mà phải xây dựng ngay các kênh hiện đại, đa dạng, có tính quốc tế và độ chuyên biệt cao.
Nhưng trong hàng trăm kênh phân phối trên thế giới, vấn đề là cần phải chọn ra kênh phù hợp với Việt
Nhiều cách quảng bá. "Hữu xạ tự nhiên hương", "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng đủ", "Chưa tốt gỗ thì chẳng vội phết sơn"... là những quan niệm đúng đắn, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp, nhất là khi doanh nghiệp đã có sản phẩm không thua kém ai nhưng ít được biết đến, chỉ vì không quan tâm đúng mức tới quảng bá.
Có quá nhiều dạng quảng bá để doanh nghiệp ngày nay có thể lựa chọn theo túi tiền và nhu cầu của mình: từ tiếp cận trực tiếp, quảng cáo trên báo/đài/mạng, tài trợ sự kiện, treo giải thưởng, tặng quà... Nhưng một thực tế là rất ít doanh nghiệp Việt
Cụ thể, không mấy doanh nghiệp giao việc thiết kế quảng cáo cho những nhà thiết kế chuyên nghiệp, ít viết thông cáo báo chí, quản lý website riêng hời hợt và ít cập nhật... Cũng rất ít doanh nghiệp chủ động và hăng hái tham gia góp phần vào các chương trình hành động quốc gia đối với ngành mình, địa phương mình. Điều này khiến chưa tạo ra được sức mạnh tổng thể.
Trăm thắng = chỉ có thể là 'win-win'
Ngày nay, đa số doanh nhân đều nhất trí rằng, để có thể 'trăm thắng' thì chỉ có một cách: đừng để đối tác nào phải thua, vì đấy phải là cái thắng bền vững, đem lợi ích về cho cả đôi bên theo nguyên tắc 'win-win' (đôi bên cùng thắng).
Đúng lúc ấy, một con cáo đi ngang qua gốc cây, nhìn miếng thịt vừa to vừa béo ngậy của quạ, cáo ta thèm rỏ dãi. Ngay lập tức, nó nảy ra một kế để cướp lấy mồi ngon:
-Chào cô quạ, chúa tể của loài chim!
Quạ thấy lạ quá, định hỏi cáo nhưng chợt nhớ ra miếng thịt đang ngậm trong mỏ nên chỉ gật gật đầu tỏ ý đồng tình. Cáo đi guốc trong bụng quạ bèn ngọt nhạt:
-Biết tin cô được chọn làm vua, tôi vội đi báo tin cho cô đấy! Ai cũng đồng tình, chỉ có riêng chim khách là chê cô xu nịnh thôi.
Quạ tức tiên liền mắng luôn:
-Đồ chim khách lắm lời, ta...
Vừa mở miệng thì miếng thịt đã rơi xuống đất, lập tức bị cáo cuỗm đi mất
Cáo còn đắc ý cười khẩy, mắng quạ :
-Nếu mi không ưa nịnh bợ thì vài câu tán dương của ta làm sao bắt mi mở miệng ra được.
Bài học kinh doanh: Tìm hiểu kỹ thị trường; nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin, hồi âm về các sản phẩm của công ty. Có như vậy mới chủ động được trong kế hoạch và phương án sản phẩm đồng thời tránh được các đòn-tâm- lí hiểm hóc của địch thủ.