21/1/09

Happy New Year


Sang năm mới Chúc mọi người hay ăn chóng béo, tiền nhiều như kẹo, tình chặt như keo, dẻo dai như mèo, mịn màng trắng trẻo, sức khỏe như voi!
<

Truyện cười

20/1/09

Các bước để lựa chọn nhà cung cấp phần mềm kế toán

Bạn đang băn khoăn khi không biết phải lựa chọn nhà cung cấp phần mềm kế toán như thế nào cho doanh nghiệp của phạn.Sản phẩm mà bạn lựa chọn sẽ là một công cụ hộ trợ cho công việc của ban được tốt có thể sẽ là 5 đến 10 năm – giả sử như sự lựa chọn của bạn là đúng đắn. Đã có rất nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thay đổi lại do những quyết định vội vàng. Lựa chọn nhà cung cấp bạn cần vừa phải đạt được tiêu chí cung cấp một sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt mà vừa có giá cả hợp lý. Là một nhà cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp chúng tôi xin tư vấn với khách hàng trước khi lựa chọn một phần mềm kế toán cho doanh nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu các vấn đề như:
- Xác định yêu cầu thực tế của doanh nghiệp trước khi lựa chọn sản phẩm: việc lựa chọn một phần mền kế toán phải được xem như một dự án như bất kỳ một dự án nào khác. Các công việc với quy trình và mục tiêu phải rõ ràng. Khi đã xác định được những động cơ lựa chọn, ta phải chọn được đội ngũ triển khai và áp dụng những biện pháp quản trị trong việc lựa chọn đó.
- Sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường: bạn sẽ dễ dàng tìm được những cầu trả lời và sự chia sẻ trên một môi trường cộng đồng nếu như sản phẩm của bạn được nhiều người sử dụng. Bạn sẽ được tư vấn cũng như trao đổi về nghiệp vụ nhiều hơn trên các diễn đàn nếu như có nhiều doanh nghiệp sự dụng sản phẩm mà bạn đang sử dụng.
- Lựa chọn đối tác lớn và có thương hiệu: thương hiệu của nhà cung cấp được đánh giá và khẳng định qua các sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Là một người mua hàng thông minh chắc chắn bạn sẽ lựa chọn sản phẩm mà bạn đã biết và được tín nhiệm trên thị trường và bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm đó.
- Yêu cầu trình bày Demo sản phẩm: ngoài việc tìm hiểu sản phẩm qua việc giới thiệu và tài liệu liên quan, bạn nên yêu cầu nhà cung cấp giới thiệu thực tế yêu cầu nghiệp vụ của bạn trên sản phẩm để bạn có một cái nhìn trực quan và sâu rộng hơn về sản phẩm. Sau mỗi lần trình bày của từng nhà cung cấp ta phải lập tức làm bảng đánh giá sản phẩm xem xét so với các sản phẩm khác.
- Đến thăm nhà cung cấp: việc đến thăm nhà cung cấp sẽ giúp bạn biết được quy mô của doanh nghiệp, môi trường và phương pháp làm việc của nhà cung cấp. Đây thực sự là :”Chăm nghe không bằng mắt thấy” điều này sẽ giúp bạn đặt niền tin tốt nhất và đối tác mà bạn lựa chọn.
- Tìm hiểu qua các khách hàng đã sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp: đây là một việc bạn nên làm khi lựa chọn sản phẩm. Việc tìm hiểu từ những doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp bạn cần sẽ cho bạn biết được thực sự sản phẩm. Các câu hỏi mà bạn cần phải chuẩn bị như: Điểm hay nhất của phần mềm là gì? Điểm gì chưa đạt yêu cầu, các chức năng có đáp ứng tốt không, việc hỗ trợ như thế nào…
- Giá bán của sản phẩm: Phần này đề nghị các nhà cung cấp cho biết về giá cả. Phải lưu ý vào giai đoạn này, khi nhà cung cấp chưa khảo sát kỹ yêu cầu của bạn thì khó có thể trả lời được giá cả của phần triển khai mà chỉ có thể cung cấp giá của riêng phần mềm. Vì vậy bạn phải dự phòng ngân sách cho phần triển khai là từ 1 cho đến 2 lần giá phần mềm đối với các doanh vừa và nhỏ, và từ 3 đến 5 lần giá phần mềm cho các doanh nghiệp lớn.
- Thời điểm lựa chọn mua sản phẩm: Lý tưởng nhất là ta bắt đầu sự lựa chọn trước 6 tháng trước khi bắt đầu triển khai ứng dụng. Lưu ý là triển khai vào ngay cuối năm hoặc đầu năm mới không phải là thời gian tốt. Chúng ta phải xác định rất rõ:
1. Khi nào bắt đầu quá trình lựa chọn?
2. Khi nào sẽ ra quyết định?
3. Khi nào sẽ bắt đầu việc triển khai?
4. Khi nào việc triển khai sẽ kết thúc?
- Lựa chọn thông qua đấu thầu: nếu như giải pháp của doanh nghiệp của bạn yêu cầu có quy mô và chi phí lớn, thì việc tổ chức đấu thầu. Tài liệu mời thầu dùng để xác định các nhà cung cấp phần mềm đáp ứng các yêu cầu đặt ra.Tài liệu mời thầu giúp ta tin chắc chắn là tất cả các nhà cung cấp đều lựa chọn trên cùng một tiêu chuẩn và các bảng trả lời sẽ giúp ta dễ dàng theo dõi và so sánh.
Trên đây là một số phương pháp mà chúng tôi đưa ra, hi vọng sẽ giúp được bạn sẽ lựa chọn được một nhà cung cấp phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Lựa chọn phần mềm là một lựa chọn công cụ làm việc cho bạn, phần mềm và dịch vụ đó có tốt thì công cụ của bạn mới phát huy được hiệu quả trong công việc của bạn. Chúc các bạn thành công.

Tác giả: Đào Đức Phú/ Phòng Kinh Doanh FHN
Tài liệu tham khảo
Stewart McKie. The Accounting Software Handbook: Your Guide to Evaluating Vendor Applications. Duke Communications International. Colorado. 1998, 267pp.

Đặc thù kế toán ngành xây dựng

1. Sản phẩm

- Là những công trình xây dựng, xây lắp: nhà cửa, cầu đường, máy móc cho các nhà máy..

- Là duy nhất, không lặp lại đối từng công trình..

- Sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tùy theo quy mô của từng công trình.

2. Một công trình thường có nhiều công trình con - hạng mục công trình. Một hạng mục công trình con - có công trình mẹ. Thường chỉ có 1-2 cấp.

Chi phí

3. Yêu cầu đối với kế toán là tập hợp được chi phí theo từng công trình/hạng mục công trình.

4. Ngoài các chi phí thông thường về NVL - Tk621, lương - tk622, chi phí chung - tk627 còn có chi phí đặc thù là máy thi công - tk623 (không rõ trong q.đ 15 thì còn tk này nữa không) và chi phí thuê ngoài (thường hạch toán riêng vào 1 tiểu khoản 6222 - lương thuê ngoài hoặc 6322 - giá vốn phần thuê ngoài).

5. Ngoài việc tập hợp chi phí theo công trình còn thường có báo cáo kết quả lãi lỗ theo công trình. Lúc này cần thêm thông tin về chi phí 641, 642 phân bổ theo công trình nữa. Tập hợp các chi phí đầu 6* và doanh thu đầu 5* sẽ được kqkd.

6. Chi phí dở dang được tập hợp bình thường ở tk 154 nhưng không có nhập kho 155 mà khi xuất hóa đơn thì đưa thẳng giá vốn từ 154 vào 632. Giá trị chuyển từ 154 vào 632 thì có thể tùy theo đánh giá của người sử dụng.

7. Vật tư thường được nhập thẳng từ nhà cung cấp ra luôn công trình mà không thông qua kho.

8. Việc phân bổ CF máy móc thi công, tk 623 và phân bổ khấu hao 627*/214 phải chi tiết theo vụ việc

9. Các đội xây dựng thường tạm ứng 1 cục tiền rồi sau đó cuối tháng với thanh toán tạm ứng. Vì vậy kế toán thường nhập số liệu cả tháng 1 lần vào cuối tháng/đầu tháng sau. Và vì vậy họ hay dùng phiếu kế toán cho nó tiện, nhập đủ loại ctừ vào một chỗ ==> hay đòi hỏi phiếu kế toán có thêm thông tin về thuế đầu vào.

10. Do các công trình kéo dài nhiều năm nên trong các báo cáo thường có các cột thông tin như: số lũy kế đến đầu năm, số ps từ đầu năm đầu đến thời điểm báo cáo, ps trong kỳ, lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ, lũy kế từ khởi công đến cuối kỳ...

11. Chứng từ ghi sổ lập riêng cho từng công trình -> cho phép chọn mã vụ việc khi lọc chứng từ (TCT Thăng Long)

12. Ngoài các chi phí đã nêu còn có chi phí thầu phụ thường đi thẳng từ 331 (trong trường hợp thầu phụ là ko phải là đơn vị thành viên) hoặc 336 (trong trường hợp thầu phụ là đơn vị thành viên) vào 154 của từng công trình

Báo cáo

13. Hệ thống báo cáo quản trị của ngành xây dựng:

- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,...,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột)

- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,...,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột
- Báo cáo quyết toán chi phí thầu phụ trong đó với mỗi công trình, hạng mục công trình từng thầu phụ sẽ được quyết toán phần khối lượng, thuế

- Báo cáo công nợ (tạm ứng) theo từng công trình, hạng mục công trình

- Báo cáo chi phí quản lý cho từng công trình (phần chi phí riêng cho từng công trình và phần phân bổ từ cty)...

14. Công nợ cũng có đặc thù

- Công nợ theo các nhà cung cấp liên quan đến 1 công trình

- Công nợ của 1 nhà cung cấp liên quan đến nhiều công trình.

- Có sổ chi tiết vụ việc: cho 1 vụ việc + nhà cc

15. Thông thường công ty mẹ ký và giao cho các công ty con thực hiện -> công nợ 136 và 336 cũng có đặc thù

16. Tổ chức có thể 4 cấp: tcty, cty, xn, tổ/đội.

- Tổng công ty thì tổng hợp b/c.

- Công ty thì tổng hợp từ số liệu chi tiết.

- Một số công ty có cài phần mềm luôn cho tổ/đội thi công.

Thuế và tiền vay

17. Đặc thù về thuế:

- Cty ở HN/HCM xuất hóa đơn, nhưng công trình thì lại ở các tỉnh ==> thuế nộp 1 phần ở cty mẹ, nộp 1 phần ở nơi công trình ==> phải 333 phải theo dõi theo mã khách.
==> vì vậy FA mới sinh chuyện theo dõi mã khách/cục-chi cục thuế và hđ bán d.vụ mới sinh chuyện có 2 dòng.

18. Quản lý vay tiền theo đặc thù:

- Theo dõi tiền vay, vốn vay, phân bổ CF lãi vay cũng theo công trình.

Khác

19. Vật liệu thường xuất thẳng đến công trình không qua kho nhưng lại xảy ra tình trạng điều chuyển vật liệu giữa công trình này với công trình khác hoặc vật liệu thừa thiếu giữa các công trình cần kiểm soát.

20. Các công ty xây lắp đa phần hoạt động theo các mảng xây lắp, dịch vụ (thiết kế, vận chuyển..), thương mại (buôn bán vật liệu) --> Báo cáo KQKD, công nợ, doanh thu… tương ứng cho các mảng

Source: http://www.fast.com.vn/forum/showthread.php?t=1787

19/1/09

Tìm hiểu về SOA

Tìm hiểu SOA
Nguồn: http://quantrimang.com

“SOA là một hành trình”, đó là câu cửa miệng của nhiều chuyên gia IBM. Hàng năm, IBM cam kết đầu tư 1 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển SOA. Vậy SOA là gì?
Nếu bạn đồng ý rằng ông thợ rèn nào cũng cần có cây búa chuyên nghiệp của riêng mình thì SOA chính là “cây búa” mới nhất của IBM. Với kiến trúc hướng dịch vụ (Service-oriented Architecture, viết tắt SOA), IBM giúp doanh nghiệp (DN) tăng khả năng đáp ứng và sự linh hoạt trong hoạt động nghiệp vụ. IBM không chỉ là một hãng phát triển phần cứng (máy chủ, hệ thống lưu trữ...) mà còn là “gã khổng lồ” về phần mềm (PM) và dịch vụ (DV) tích hợp hệ thống. Ngay tại TPHCM, IBM đã xây dựng trung tâm DV Toàn Cầu (Global Delivery Center) với 300 nhân viên, mà nhiệm vụ chủ yếu là phát triển các giải pháp PM theo đơn đặt hàng của các DN và quốc gia trên toàn cầu. Tạm hiểu nôm na, SOA chính là khái niệm bao trùm toàn bộ phương pháp luận, kỹ năng và công cụ CNTT-TT hiện đại nhất trong thực tiễn cung cấp DV tích hợp hệ thống của IBM. Định nghĩa của SOA dựa trên nhiều khái niệm nền tảng. Tuy nhiên, từ góc nhìn của DN, có thể thấy tinh thần của SOA được thể hiện thông qua 4 khái niệm cơ bản là “DV” (service), “quy trình DN” (business process), “ứng dụng tổ hợp” (composite application) và quản lý quy trình DN (Business Process management - BPM). Khái niệm “DV” Chúng ta luôn phải trả tiền cho “DV”, chẳng hạn DV hay “phí phục vụ” tại khách sạn, nhà hàng, trên xe taxi... Cụ thể hơn, đến một tiệm ăn, chúng ta “gửi thông tin” cho người phục vụ (gọi thức ăn, đồ uống) và rồi thưởng thức món ăn. Chúng ta không thấy người đầu bếp chế biến món ăn đó ra sao, cũng không tham gia vào quá trình nấu, nhưng đó chính là “DV” mà chúng ta phải trả tiền. Khái niệm “kiến trúc hướng DV” liên quan đến khái niệm DV. Trở lại với DV trên, tiệm ăn rõ ràng đã cung cấp “DV nấu ăn” bao gồm những hoạt động như chuẩn bị nguyên liệu (nhặt rau, làm cá), nấu nướng và trình bày món ăn... Ví dụ này dẫn chúng ta đến một định nghĩa nghiêm túc về DV DN (business service): “Sự thể hiện logic chức năng của DN”. Nói một cách dễ hiểu hơn, để thực hiện được một chức năng nào đó của DN, chúng ta phải huy động mọi thứ cần phải có - đó chính là một business service (DV DN).
Nói một cách ngắn gọn, SOA là một phong cách kiến trúc (architecture style) mang lại cho DN sự linh hoạt cao. Ông Dan Powers, phó chủ tịch phụ trách SOA toàn cầu của IBM.
Tiệm ăn nói trên không chỉ cung cấp DV cho thực khách mà còn sử dụng DV từ hệ thống CNTT. Ngày càng có nhiều tiệm ăn trên thế giới và tại Việt Nam ứng dụng CNTT để phục vụ việc nhận đặt hàng và chuẩn bị món ăn nhờ vào website, PM quản lý tiệm ăn, hệ thống nhận lệnh đặt món ăn qua PDA (thiết bị cầm tay) và mạng không dây... như KFC, Highlands Coffee... Khái niệm “DV” của SOA cũng đề cập đến các DV mà hệ thống CNTT cung cấp cho tiệm ăn như DV email, DV tin nhắn, DV cung cấp dữ liệu, v.v... Nếu nhìn tổng quan vào toàn bộ hoạt động của DN, bạn sẽ thấy các DV thường là những công việc “lặp đi lặp lại”, với “các bước thực hiện rõ ràng” trong quá trình hoạt động của DN. IBM chỉ ra rằng các DV thường được “tái sử dụng” (reuse) nhiều lần. Một chuyên gia của IBM đã nêu ra một ví dụ từ văn hóa Trung Hoa cổ: In chữ lên bia đá. Chúng ta biết người Trung Quốc dùng chữ tượng hình và họ viết từng chữ một lên bia đá. Nhưng sau này họ đã “cải tiến” quy trình: Họ tạo sẵn các khuôn chữ; rồi mỗi khi cần in chữ đó lên bia họ tìm lại chiếc khuôn đó, nhúng mực và in lên mặt bia. Đó chính là khái niệm tái sử dụng DV mà SOA ứng dụng. Quá trình hoạt động của ngân hàng có thể tiêu biểu cho việc sử dụng một DV nhiều lần (nói cách khác là tái sử dụng) trong nhiều quy trình. Chẳng hạn, DV tạo tài khoản (account opening) hay kiểm tra khả năng thanh toán của người vay nợ (credit checking) thường nằm trong nhiều quy trình cho vay tiền của ngân hàng. Khái niệm tái sử dụng khiến các hãng PM và DN tập trung hình thành các DV chuẩn và tối ưu hóa rồi tái sử dụng chúng. Quy trình DN và ứng dụng tổ hợp Nếu DN “xâu chuỗi” nhiều DV, DN đó đang hình thành ra các quy trình DN (business process, viết tắt BP). Trong nhiều năm qua, IBM và các hãng cung cấp giải pháp và tích hợp hệ thống nhắc rất nhiều đến khái niệm BP. Nhưng “quy trình DN” là gì? Định nghĩa chung nhất: Là tất cả những điều gì phải được thực hiện để hoàn tất một việc nào đó. BP khác DV ở chỗ nào? BP rộng lớn hơn và bao gồm con người, DV và nhiều thành phần khác. Theo định nghĩa chính thống, BP là việc mã hóa các quy tắc và tập quán kinh doanh tốt nhất để hoàn thành công việc kinh doanh. “Xử lý các trường hợp bảo hiểm” (claim handling) là BP đối với một công ty bảo hiểm. “Nhận bệnh nhân” là BP của bệnh viện. “Bán tủ gỗ” là BP của cửa hàng nội thất. Cần chú ý, BP không hoàn toàn phải được tự động hóa. Trong BP có thể có những hoạt động không được tự động hóa như gọi điện thoại, đóng gói sản phẩm hay bất cứ những công việc nào liên quan đến con người. Trong 1 BP có thể có nhiều BP khác. Hay nói cách khác các BP trong DN như các con búp bê Nga: trong búp bê này còn có búp bê khác nhỏ hơn. Nếu như các BP xâu chuỗi các DV DN thì các chương trình ứng dụng xâu chuỗi các DV của hệ thống CNTT. DN có lẽ đã quen thuộc với khái niệm “chương trình ứng dụng” như Word, Outlook, Mozilla, SPSS... Tuy nhiên, IBM đã phát triển ứng dụng tới mức “tổ hợp” (composite). Hiểu nôm na, ứng dụng tổ hợp (composite application, viết tắt CA) như một BP chạy hoàn toàn tự động (Nhắc lại, BP có những hoạt động thủ công liên quan đến con người như gọi điện thoại, bật máy...). CA chính là các ứng dụng được xây dựng từ các chức năng của các ứng dụng có sẵn với một vài thành phần mới được bổ sung. Như vậy, chúng ta đã chạm vào những “viên gạch” và những “mảng tường lớn” xây nên tòa nhà SOA: DV và quy trình. Nhưng SOA không chỉ là những viên gạch mà còn là cách sắp xếp những viên gạch đó sao cho hợp lý. Quản lý quy trình DN Có lẽ đến đây, bạn đọc vẫn chưa hình dung ra hình thù của SOA. Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh tinh thần của SOA là hướng việc làm cho hoạt động DN có thể quản lý được (manageable), linh hoạt hơn và sẵn sàng thay đổi hơn. Một chuyên gia của IBM từng nói: “SOA được xây dựng để thay đổi (built to change), chứ không chỉ để tồn tại (not built to last)”. SOA được xây lên từ các DV và quy trình DN. Nhưng DN không nên chỉ xây mà phải kiểm soát việc xây. Đó là lúc khái niệm Quản Lý Quy Trình DN (Business Process Management - BPM) vào cuộc. Về mặt lý thuyết quản lý, BPM chính là phương pháp quản lý mà phương Tây học tập từ triết lý quản lý sản xuất Nhật Bản. Thuật ngữ sát nghĩa nhất với BPM chính là “Kaizen” của Nhật, nghĩa là “cải tiến liên tục”, hay rõ hơn: “gỡ ra và gắn kết lại theo một cách hay hơn”. BPM còn “học tập” nhiều phương pháp quản lý khoa học nổi tiếng khác như Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện (TQM) và Sáu Sigma (Six Sigma). Vậy BPM làm gì? BPM cho phép DN theo dõi các quy trình DN, dùng PM mô phỏng và chỉnh sửa quy trình nhằm mang lại hiệu quả và hiệu suất cao hơn. BPM được dùng để tạo mới các chức năng của DN cũng như kết nối các chức năng có sẵn trong hệ thống CNTT lại với nhau. Với công cụ BPM, các chuyên gia phân tích tổ chức DN sẽ thiết kế ra đường dẫn quy trình (process flow) và định ra luồng công việc từ người này đến người khác (hay từ BP này đến BP khác và ngược lại) bên trong các BP lớn hơn. Một ví dụ: Ngân hàng A muốn tung ra 1 DV cho vay tài chính mới. Với BPM và các thông số giả định theo thiết kế, ngân hàng này sẽ chạy quy trình mô phỏng trong 1 tháng. Kết quả trả về sẽ cho thấy quy trình này bị “nghẽn” ở chỗ nào, vị trí nào quá tải... Nhờ đó, ngân hàng biết cải tiến quy trình ở đâu và tăng tốc việc đưa DV ra thị trường. “Xe buýt” của IBM Cần nhớ rằng các quy trình, ứng dụng là các cấu phần của hệ thống CNTT. BPM chỉ đảm bảo các quy trình được sắp xếp theo 1 cách tối ưu nhưng không đảm bảo khả năng giao tiếp thông tin giữa các quy trình với nhau. Làm sao thông tin từ chiếc máy tính trong kho hàng ở tỉnh được gửi đến đúng chiếc máy tính của nhân viên bán hàng tại TP.HCM? IBM đưa ra giải pháp Enterprise Service Bus (ESB). Có thể hiểu ESB như một “tuyến xe buýt đặc biệt”, mang thông tin, DV đến mọi nơi trong hệ thống thông tin của DN. ESB đảm bảo những thông điệp quan trọng nhất của DN được truyền đạt đến đúng đối tượng. IBM gọi ESB bằng thuật ngữ “trung gian DV” (service broker hay message broker). Khi “tuyến xe buýt” này được đặt vào hệ thống CNTT của DN, có thể xem như DN đó đang ứng dụng SOA. SOA sẽ giúp thay đổi “cảnh quan” của hệ thống DN. Sẽ không còn những “ốc đảo” công nghệ, những phòng ban riêng biệt với những hệ thống riêng biệt. “Với SOA, các phòng ban trong DN sẽ không còn tường ngăn cách”, một chuyên gia IBM ví von. SOA, hơn cả việc kết nối các “ốc đảo”, đang san phẳng chúng. Các ốc đảo công nghệ, với các ứng dụng và phần cứng riêng biệt, được dựng lên để đáp ứng nhu cầu của 1 phòng ban nào đó của DN. Tuy nhiên, khi có quá nhiều ốc đảo thì lại tồn tại sự không nhất quán của nhiều loại dữ liệu khác nhau, sự lãng phí tài nguyên CNTT (do không tận dụng hết), sự trùng lặp (chẳng hạn, mỗi phòng có một PM quản lý nhân sự riêng...). SOA khi đó cho phép tiếp cận các ốc đảo, gỡ bỏ chúng dần dần và biến chúng thành những thành phần hữu ích có thể tái sử dụng. Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia IBM thường lấy ví dụ về việc tích hợp hệ thống theo điểm-điểm (point-to-point, viết tắt PtP) để chỉ ra lợi ích của SOA. Mỗi lần DN muốn 1 ứng dụng trao đổi dữ liệu với 1 ứng dụng khác (chẳng hạn, chuyển dữ liệu từ website sang PM CRM), họ yêu cầu phòng CNTT “tích hợp” 2 ứng dụng này- đó chính là PtP. Trong thực tế hiện nay, nhiều DN Việt Nam thậm chí còn chưa đạt đến trình độ này mà chỉ xuất dữ liệu và nhập (thủ công) trở lại vào PM. Cứ giả sử DN đã tiến hành PtP, đến một ngày nọ, công ty có hệ thống PtP đó bị mua lại và công ty mẹ nhận ra rằng họ có quá nhiều PM giống nhau, nào là kế toán, CRM (quản lý marketing, bán hàng), HRM (quản lý nhân sự) nhưng chúng lại không đồng nhất về dữ liệu. Tuy nhiên, để có thể đồng nhất dữ liệu thì tốn quá nhiều công sức. Đó là lúc SOA vào cuộc. ESB chính là công cụ để giải quyết vấn đề PtP. SOA không phải là cuộc chơi “có mới, nới cũ” hay “gỡ bỏ và thay thế”. SOA là phong cách kiến trúc tận dụng những gì còn dùng được từ “tài sản thừa kế”. Ứng dụng CNTT từ trên xuống Khái niệm về SOA phức tạp và nhiều tầng nghĩa. Tuy nhiên, có thể tóm gọn SOA trong 3 từ “lặp đi lặp lại” (repeat), “tái sử dụng” (reuse) và “mã nguồn mở” (open source). SOA là triết lý quản lý dựa trên sự tiết kiệm và tối ưu hóa nguồn lực DN. IBM sử dụng ngôn ngữ Java để phát triển nên SOA mang tính mở, cho phép nhiều nhà phát triển tham gia. Với bài viết này, TGVT-PC World VN sêri B mong muốn mang đến cho bạn đọc quan điểm công nghệ của một trong những tập đoàn CNTT lớn nhất thế giới: “Tăng tốc cho việc ra quyết định”, “phản ứng nhanh với nhu cầu của khách hàng” nhờ vào khả năng quản lý hoạt động DN đến từng quy trình, từng DV. Điều đó chỉ có được khi người dùng DN không phải thông qua phòng CNTT để có được quy trình cải tiến. SOA cho phép DN ứng dụng CNTT từ trên xuống. Nói cách khác, người dùng DN cứ việc thay đổi quy trình ngay trong quá trình làm việc, “lớp công nghệ” bên dưới sẽ tự động chuyển đổi theo. Hành trình SOA chính là hành trình giảm dần sự phụ thuộc của người dùng DN vào những ràng buộc của hệ thống CNTT - hành trình của sự tự do. Ông Aroon Tor-ek-bundit, phó chủ tịch cao cấp của Metro Systems Corporation, Thái Lan SOA là thuật ngữ mới trong 4 năm trở lại đây. Nhưng 10 năm trước chúng tôi gọi nó là công nghệ hướng đối tượng (object-oriented technology). Đây là một khái niệm hay trong ngành lập trình, với ý tưởng “chặt” PM ra thành từng phần (component). Bởi vì khi đó, các lập trình viên có thể chỉnh sửa thành phần này của giải pháp mà không ảnh hưởng đến các thành phần khác. Tuy nhiên, công nghệ hướng đối tượng đã không thành công, ít công ty nào làm được điều này vì họ thiếu công cụ. Nhưng ít ra chúng tôi đã từng suy nghĩ theo quan điểm tương tự SOA từ 10 năm trước. Kiến trúc hướng DV mà IBM đề xướng giải quyết nhiều vấn đề mà các lập trình viên và người dùng DN gặp phải. Tôi cho rằng IBM đang đi đúng hướng. “Đi đúng hướng” nghĩa là không chỉ có tầm nhìn mà phải có cả công cụ. Tôi đảm bảo rằng vài năm tới, SOA sẽ trở thành chuẩn mực của ngành PM. Các giải pháp ứng dụng sau này nếu không được dán nhãn SOA sẽ khó bán chạy trên thị trường. IBM có đầy đủ công nghệ và công cụ để giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này. Metro Systems (Thái Lan) đã được thành lập 21 năm, là đối tác của IBM hơn 17 năm. Công ty chuyên cung cấp giải pháp thiết bị máy tính văn phòng và PM. Hiện công ty có khoảng 800 nhân viên và doanh thu hàng năm đạt khoảng 180 triệu USD. Ông Manny Tuason, chủ tịch HĐQT và CEO của tập đoàn CIS Bayad Center (Bayad), Philippines“Bayad” tiếng Philippines nghĩa là “trả tiền”. Nhờ vào giải pháp Websphere MQ series của IBM mà Bayad đã trở thành 1 công ty tư nhân cung cấp DV thu nợ quá hạn cho công ty Điện Lực Manila (MERALCO), đối với những người dân đến hạn mà chưa thanh toán tiền điện. Hệ thống của chúng tôi xử lý hoàn toàn tự động. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp DV thanh toán cho người dân Philippines lao động tại nước ngoài, cho phép họ thanh toán chi phí cho thân nhân trong nước. Ông Kevin Ong Boon Siong, giám đốc cấp cao về công nghệ ứng dụng và hệ thống thông tin của Sony châu Á - Thái Bình Dương Trước khi bắt tay ứng dụng SOA từ 2004, môi trường giải pháp CNTT của Sony châu Á - Thái Bình Dương (Sony AP) gồm nhiều hệ thống phức tạp khác nhau. Kinh nghiệm của chúng tôi là hãy bắt đầu với những qui mô ứng dụng nhỏ nếu chọn SOA. Chúng tôi đã ứng dụng SOA vào quy trình của nhóm Sửa Chữa Thiết Bị và đến nay thu nhiều hiệu quả, tăng tần suất tái sử dụng các ứng dụng, giảm thời gian làm việc của bộ phận CNTT. Bước đi tiếp theo của chúng tôi sẽ là mở rộng ứng dụng SOA sang các quy trình khác như dây chuyền cung ứng, tiếp thị và bán lẻ.

Một số bài viết về SOA

http://www.quantrimang.com.vn/tintuc/tin-quoc-te/20763_Oracle_cong_bo_giai_phap_SOA_cho_DN_Viet_Nam.aspx

http://www.quantrimang.com.vn/kienthuc/kien-thuc-co-ban/47213_Microsoft_bo_sung_them_workflow_cho_nen_tang_SOA_dua_tren_cloud_.aspx

17/1/09

Một vài con số chỉ có ở Blog phòng kinh doanh

Những con số được tính từ ngày blog phòng bắt đầu đi vào hoạt động (ngày 8/11/2008)

1. Tổng số người ghé thăm blog: 1.063
2. Tổng số lượt truy cập: 2,729
3. Thời gian trung bình ở lại blog: 5'30
4. Nguồn truy cập vào blog: Trực tiếp ( 505.00 - 47.51%), Search (153.00 - 14.39%), từ trang khác ( 405.00 - 38.10%)
5. Nơi truy cập: Việt nam (1,057 người; trong đó: hanoi 935, Đà nẵng 30, HCM 88, khác 4); Nước khác 6
6. Ngày truy cập nhiều nhất: ngày 23/12/2008 với 177 người
7. Số người truy cập trung bình một ngày: 25,93 người/ngày
8. Bài viết được đọc nhiều nhất
- Sinh thái Phù Đổng - Sống trọn trong niềm vui - TàiCT (208 người đọc)
- Giáng sinh - HuyTV (95 người đọc)

Người bán hàng vĩ đài nhất thế giới


http://img346.imageshack.us/img346/4871/nguoibanhangot2.jpg
Tác giả: OG Mandino
Publisher: Thanh Hóa

Cuốn sách dẫn dắt đến về thời chúa Jesus. Khi mười cuốn da dê được coi là kinh thánh làm giàu, có thể chia cuốn sách làm 3 phần.
Phần một, dẫn dắt câu chuyện về những cuốn da dê thời Jerusalem. Khi 10 cuốn da dê được coi là bảo bối để trở thành người giàu có nhất. Quyển sách đề cập người thành công đầu tiên là Hiphi, người được coi là giàu có nhất vùng, ông đã phân chia gần như toàn bộ tài sản cho mọi người. Khi tới lúc chọn người để trao 10 cuốn da dê bảo bối thì ông mới bắt đầu kể cho tổng quản Ilama về những cuốn da dê. Khi đó ông còn là con nuôi của một người cũng nổi tiếng giầu có Bosaro. Nhưng khi đó Hiphi cũng chỉ là một cậu bé chăn cừu cho cha nuôi mình nhưng vì một lần nhìn thấy Lisa xinh đẹp là con của một người giàu có nên Hiphi quyết tâm làm giàu để có thể lấy cô bé đó được. Thể rồi, Hiphi được cha nuôi mình trao cho 10 cuốn da dê và ông cũng trở nên giàu có và nổi tiếng nhất vùng. 10 cuốn da dê sau cùng được Hiphi trao cho Saulo một người truyền đạo. Trước đó, saulo đã truy sát và sát hại chúa Jesus, về sau Saulo hối cải, ân hận… Ông đã tin rằng Jesus là một vị chúa. Nhưng ông truyền đạo thì không ai tin. Sau đó có một vị thần đã mách bảo cho Saulo phải tìm 10 cuốn da dê để truyền đạo.
Như vậy 10 cuốn da dê đc truyền từ: Bosaro -> Hiphi -> Saulo
Phần hai, vận dụng 10 nguyên tắc trong những cuốn da dê: việc vận dụng 10 cuốn da dê được tác giả đề cập là sử dụng 10 phút mỗi ngày và thực hiện trong vòng 45 tuần, mỗi cuốn da dê thực hiện trong vòng 5 tuần. Trong mỗi tuần hãy đọc kỹ cuốn da dê, sau đó thực hành theo cuốn da dê. Ghi chép công việc trong tuần, việc thực hành và kết quả đạt được, đồng thời cũng ghi chép lại những thành công. Thực hành liên tục như vậy tất sẽ thành công.
 NT1: hãy loại bỏ những thói quen xấu, xây dựng những thói quen tốt
 NT2: phương pháp rèn luyện tình yêu: ta đón chào ngày hôm nay với tình yêu của cả tâm hồn và thể xác
 NT3: phương pháp rèn luyện tính kiên nhẫn: ta không muốn nghe tiếng khóc than của kẻ thất bại, lời phàn nàn của kẻ không cố gắng, bởi đó là bệnh dịch trong đàn cừu. ta có thể bị lây bệnh từ những thứ đó, ta phải hết sức tránh mọi tuyệt vọng. hãy cần cù, kiên nhẫn làm việc, chịu đựng gian khổ.
 NT4: phương pháp rèn luyện thái độ bình tĩnh.
 NT5: Phương pháp rèn luyện óc thực tế: ta coi ngày hôm nay là ngày cuối của cuộc đời ta, hãy quên ngày hôm qua cũng như ko mơ tưởng đến ngày mai, việc ngày hôm nay phải hoàn tất trong hôm nay.
 NT6: phương pháp rèn luyện năng lực điều chỉnh tâm trạng
 NT7: phương pháp rèn luyện óc hài hước
 NT8: phương pháp rèn luyện tinh thần vươn lên
 NT9: phương pháp rèn luyện năng lực hành động
 NT10: phương pháp rèn luyện ý thức thành công

Phần ba, sự mách bảo của những cuốn da dê. Mỗi một cuốn da dê tác giả lại đưa ra một lời thề, điều này chính là sự thúc đẩy, mách bảo, thôi thúc người đọc thực hiện theo những nguyên tắc của những cuốn da dê
 Lời thề thành công thứ nhất: ta thề quyết không than vãn với những thất bại nữa.
 Lời thề thành công thứ hai: ngay từ lúc bình minh ta thề quyết không chơi bời lêu lổng và mơ tưởng hão huyền nữa
 Lời thề thành công thứ ba: ta thề mãi mãi tắm mình trong hào quan của lòng nhiệt tình
 Lời thề thành công thứ tư: ta thề quan tâm, giúp đỡ, khen ngợi người khác.
 Lời thề thành công thứ năm: ta thề dù rơi vào nghịch cảnh ta cũng không tuyệt vọng.
 Lời thề thành công thứ sáu: ta thề làm bất cứ việc gì cũng phải nỗ lực tối đa.
 Lời thề thành công thứ bảy: ta thề dốc toàn lực hoàn thành nhiệm vụ đã phó thác ta.
 Lời thề thành công thứ tám: ta thề sẽ không chờ đợi vòng tay của thần cơ hội một cách vô vọng.
 Lời thề thành công thứ chín: ta thề buổi tối mỗi ngày xem xét kiểm tra lại hành vi trong ngày của mình, bởi vì sửa mình là gốc của thành công.
 Lời thề thành công thứ 10: tôi thề sẽ rèn luyện mình trở nên con người thông minh và cao thượng, sẵn sàng yêu thương và giúp đỡ mọi người.

Sách có trong mục: Tài nguyên -> sách hay
cuốn sách tiếp theo: 7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt

16/1/09

Để kinh doanh trăm trận trăm thắng???

Đây là một câu hỏi lớn đối với anh em Sales chúng ta, đặc biệt là trong một môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt và ngành nghề quá đặc thù như phần mềm kế toán tài chính.
Mỗi khi Fail một khách hàng chắc chắn trong mỗi người bán hàng đều tự hỏi tại sao lại thất bại? Câu hỏi này tuy dễ để trả lời nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để tìm hiểu và khắc phục những sai lầm đó ở lần sau.
Còn để thành công 100% khi giao dịch với khách hàng có thể nêu ra một vài điểm sau:

Biết người = xác định khách đúng và đối thủ đúng

Xác định khách đúng. Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu của mình ở đâu trong biển người mênh mông ngày nay là chuyện cực kỳ quan trọng, nếu đầu tư marketing sai chỗ sẽ lãng phí lớn mà không mang lại gì ngoài nỗi bực mình.

Do vậy, để xác định được khách hàng đúng, cần phải triển khai nghiêm túc rất nhiều công đoạn. Có 3 việc quan trọng nhất không thể bỏ qua nếu doanh nghiệp đang dò dẫm tìm khách, nhất là đang hướng ra bên ngoài.

Trước hết, cần coi trọng việc tìm kiếm thông tin qua nhiều công cụ tìm kiếm hiện đại như internet, website, danh bạ thương mại, danh sách người mua-bán... Tiếp xúc qua mạng cũng là cách đánh giá sơ khởi mức độ quan tâm và tính chuyên nghiệp của đối tác. "Câu trả lời thời @ khi ta xin danh thiếp một doanh nhân nên là 'Tại sao ông không google tôi'?",

Không chỉ tìm kiếm và quản lý thông tin kinh doanh của đối tác, một kinh nghiệm thực tiễn rất hiệu quả là cá nhân người làm marketing cần đầu tư tìm hiểu lối sống, văn hoá, lịch sử, địa lý, sở thích, ngôn ngữ... ở các thị trường mục tiêu. Khi bắt đầu cuộc gặp gỡ, chỉ một chi tiết nhỏ như nhắc một điều độc đáo tại quê nhà đối tác, chào hỏi theo cách của đối tác... cũng có thể tạo ra điểm phá băng tâm lý, chuyện trò sẽ thoải mái thân thiện, bớt nghi ngờ thăm dò, qua đó dễ dàng nhận ra mối quan tâm thực sự của khách hàng.

Xác định đối thủ đúng. Xác định được khách hàng đúng mới chỉ là một phần, xác định đúng đối thủ lại cũng không kém phần quan trọng

Biết ta = xác định hàng đúng và giá đúng

Xác định hàng đúng. Thực ra khó ai có được đúng và đủ mọi sản phẩm khách hàng cần, nhưng đó là lúc nghệ thuật "biến cái mình có thành cái người cần" được phát huy. Điều này tối cần thiết với doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn hoạt động sản xuất và sản phẩm bị giới hạn bởi vốn, công nghệ và trình độ quản lý.

Phở Thìn bờ hồ không chấp nhận lai tạp, cứ lẳng lặng làm đúng ý mình mặc kệ ai xin thêm bớt thứ gì, không ăn thì đi. Kết quả là khách ăn sáng thường muộn giờ làm vì phải xếp hàng chờ tô phở. Đó là thành công của phở Thìn. Nhưng để cả thế giới thưởng thức thì Phở 24 đã phải điều chỉnh khẩu vị. Đó là một ví dụ rõ nét về nghệ thuật nói trên, nhất là khi giao thương với nước ngoài ngày càng rộng mở.

Xác định giá đúng. Một cách nghĩ phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam là coi trọng kết quả số lượng, thiên về thống kê số khách mà ít nghiên cứu về khả năng chi trả, lo lắng giảm sút số lượng mà ít sợ giảm chất lượng. Đó là biểu hiện của việc không xác định đúng giá và không có chiến lược giá hợp lý.

Thay việc giảm giá để cạnh tranh, cần đẩy mạnh marketing vào từng phân khúc thị trường có khả năng chi trả phù hợp theo định vị mà doanh nghiệp đã xác lập. Được vậy, giá bán mới ổn định cùng với chất lượng, qua đó làm cho số lượng và chất lượng luôn được nâng cao song song với quá trình tái đầu tư liên tục.

Trăm trận = nhiều cách phân phối và quảng bá

Nhiều cách phân phối. Để tự tạo ra toàn bộ nguồn khách cho mình từ xuất phát điểm zero, không thể trông chờ vào một nguồn sẵn có nào, cũng không thể chỉ dựa vào các kênh phân phối truyền thống mà phải xây dựng ngay các kênh hiện đại, đa dạng, có tính quốc tế và độ chuyên biệt cao.

Nhưng trong hàng trăm kênh phân phối trên thế giới, vấn đề là cần phải chọn ra kênh phù hợp với Việt Nam, có thực lực, ít tốn kém và hợp thời điểm nhất.

Nhiều cách quảng bá. "Hữu xạ tự nhiên hương", "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng đủ", "Chưa tốt gỗ thì chẳng vội phết sơn"... là những quan niệm đúng đắn, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp, nhất là khi doanh nghiệp đã có sản phẩm không thua kém ai nhưng ít được biết đến, chỉ vì không quan tâm đúng mức tới quảng bá.

Có quá nhiều dạng quảng bá để doanh nghiệp ngày nay có thể lựa chọn theo túi tiền và nhu cầu của mình: từ tiếp cận trực tiếp, quảng cáo trên báo/đài/mạng, tài trợ sự kiện, treo giải thưởng, tặng quà... Nhưng một thực tế là rất ít doanh nghiệp Việt Nam lập ngân sách riêng cho quảng cáo tiếp thị và nếu có thì thực hiện chưa chuyên nghiệp.

Cụ thể, không mấy doanh nghiệp giao việc thiết kế quảng cáo cho những nhà thiết kế chuyên nghiệp, ít viết thông cáo báo chí, quản lý website riêng hời hợt và ít cập nhật... Cũng rất ít doanh nghiệp chủ động và hăng hái tham gia góp phần vào các chương trình hành động quốc gia đối với ngành mình, địa phương mình. Điều này khiến chưa tạo ra được sức mạnh tổng thể.

Trăm thắng = chỉ có thể là 'win-win'

Ngày nay, đa số doanh nhân đều nhất trí rằng, để có thể 'trăm thắng' thì chỉ có một cách: đừng để đối tác nào phải thua, vì đấy phải là cái thắng bền vững, đem lợi ích về cho cả đôi bên theo nguyên tắc 'win-win' (đôi bên cùng thắng).

Nguồn VietnamNet

9/1/09

Thể hiện lòng yêu mến khách hàng qua 10 cách giao tiếp





Thái độ tiếp khách của bạn chính là hình ảnh công ty, một vài sơ suất trong giao tiếp có thể làm ảnh hưởng xấu đến công việc chung cũng như mối quan hệ làm ăn lâu dài của công ty với đối tác.

Thể hiện lòng mến khách không khó nhưng đôi khi chúng ta lại hay bỏ qua hoặc cảm thấy quá rườm rà, kiểu cách. Tuy nhiên, để tránh phạm những lỗi không đáng, bạn cần phải ghi nhớ 10 điều sau:

1. Tác phong nghiêm chỉnh. Đứng thẳng và không cong lưng khi ngồi, các tư thế này sẽ giúp bạn trông năng động và nhiệt tình trong công việc.

2. Luôn mỉm cười. Nụ cười là cách gây cảm tình đơn giản nhất mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện được.

3. Đừng nói nhiều quá và tránh cướp lời của khách vì như thế bạn đã vượt qua giới hạn của sự tận tình và trở thành một người có thói ba hoa.

4. Không uống rượu, hút thuốc hoặc ăn trong phòng tiếp khách của công ty, đây là khoảng thời gian dành cho công việc, khi cần mở rộng hay thắt chặt thêm các mối quan hệ giao tiếp, bạn nên gặp gỡ khách ở một không gian nào đó thích hợp hơn.

5. Không nên nhai kẹp cao su, đó là một hành động xem thường người mình đang tiếp chuyện.

6. Đừng dùng từ ngữ nặng nề nếu không muốn bầu không khí trở nên ngột ngạt, cũng như không kể những chuyện cười dung tục.

7. Rửa tay sạch sẽ, như thế bạn và khách sẽ cùng có một tinh thần sảng khoát và cảm giác dễ chịu khi bắt tay chào hỏi nhau

8. Thận trọng với những điều bạn nói. Nếu một vấn đề nào đó mà công ty vẫn đang xem xét thì đừng vội vàng mà nên xin khất lại câu trả lời.

9. Tập trung sự chú ý vào khách, lắng nghe và hiểu được những điều họ nói, gọi đúng tên khách hàng

10. Đừng chú tâm nhiều quá vào các phương tiện điện tử cá nhân như: điện thoại hay vi tính, lúc ấy trông bạn có vẻ bận rộn tạo cho khách cảm giác họ đang làm phiền bạn.

Theo HR Vietnam/Trade Show Training

8/1/09

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ - TẬP 3

Truyện ngụ ngôn kinh doanh: Quạ và cáo

Hôm nay quạ cuỗm được một miếng thịt ngon liền ngậm chặt miếng thịt bay về tổ. Khi đã mệt, nó đậu trên cành cây nghỉ ngơi, mỏ vẫn cặp chặt miếng thịt.

Đúng lúc ấy, một con cáo đi ngang qua gốc cây, nhìn miếng thịt vừa to vừa béo ngậy của quạ, cáo ta thèm rỏ dãi. Ngay lập tức, nó nảy ra một kế để cướp lấy mồi ngon:

-Chào cô quạ, chúa tể của loài chim!

Quạ thấy lạ quá, định hỏi cáo nhưng chợt nhớ ra miếng thịt đang ngậm trong mỏ nên chỉ gật gật đầu tỏ ý đồng tình. Cáo đi guốc trong bụng quạ bèn ngọt nhạt:

-Biết tin cô được chọn làm vua, tôi vội đi báo tin cho cô đấy! Ai cũng đồng tình, chỉ có riêng chim khách là chê cô xu nịnh thôi.

Quạ tức tiên liền mắng luôn:

-Đồ chim khách lắm lời, ta...

Vừa mở miệng thì miếng thịt đã rơi xuống đất, lập tức bị cáo cuỗm đi mất

Cáo còn đắc ý cười khẩy, mắng quạ :

-Nếu mi không ưa nịnh bợ thì vài câu tán dương của ta làm sao bắt mi mở miệng ra được.

Bài học kinh doanh: Tìm hiểu kỹ thị trường; nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin, hồi âm về các sản phẩm của công ty. Có như vậy mới chủ động được trong kế hoạch và phương án sản phẩm đồng thời tránh được các đòn-tâm- lí hiểm hóc của địch thủ.

3 lời khuyên khi tiếp xúc khách hàng mới!

Có thể nói, tiếp xúc với khách hàng là bước đầu tiên bạn đem thông tin cũng như sản phẩm của mình đến với họ. Ấn tượng ban đầu về bạn với khách hàng là vô cùng quan trọng, nó quyết định việc khách hàng có muốn hợp tác với bạn nữa hay không. Cần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với khách hàng thật chu đáo dù họ là khách hàng lớn hay nhỏ

1. Tiến hành nghiên cứu về khách hàng

Tìm hiểu về công ty mà bạn sẽ tiếp xúc qua các kênh khác nhau, như hỏi qua những người trong ngành, tìm kiếm trên mạng Internet… Để việc tiếp xúc đạt hiệu quả, trước hết bạn xem lại những danh thiếp mà bạn đã nhận từ người khác trong suốt thời gian qua (để thuận tiện, bạn nên lưu giữ danh thiếp theo ngành nghề), tìm ra một số người đáng tin cậy trong ngành bạn đang quan tâm để hỏi về công ty nào đó, đồng thời đề nghị đưa ra những khuyến nghị, lời khuyên liên quan đến ý định thành lập quan hệ của bạn.

2. Vạch chương trình bàn thảo cụ thể

Bạn cần định rõ trước những gì bạn cần làm trong buổi tiếp xúc với công ty nào đó, đồng thời gửi chương trình đó cho bạn hàng, theo đó nói rõ ý tưởng cần trao đổi của mình. Nếu bạn hàng có trước được chương trình bàn luận của bạn, họ sẽ có thời gian để chuẩn bị cho việc trao đổi với bạn. Chương trình giúp bạn hàng dễ dàng hiểu được mục tiêu của bạn và qua đó họ cảm nhận ngay được rằng, doanh nghiệp bạn được tổ chức tốt và hoạt động quy củ.

3. Không đưa tất cả “trứng” vào một rổ

Cần chuẩn bị thật kỹ cho những cuộc tiếp xúc đồng tiền với khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng có khả năng sẽ có giao dịch lớn với bạn, song trong buổi gặp đầu tiên, không nên đưa tất cả các vấn đề mà bạn quan tâm ra bàn thảo. Để thật sự đem lại hiệu quả, bạn cần lựa chọn những nội dung căn bản nhất, có sức hút nhất để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Khi đã “kết” thì bạn sẽ có nhiều cuộc gặp khác để bàn thảo tiếp.

Theo Đầu Tư.
Trả Lời Với Trích Dẫn

6/1/09

Truyện, từ rất lâu rồi...

Một ngày và rất nhiều

Gã không hiểu mình đã làm những gì. Thế nào nhỉ? Gã leo lên xe buýt, ko nhớ là đã ngồi bao lâu, khi tỉnh dậy thì điều đầu tiên đón gã là cái túi rỗng không. Mấy trăm ngàn đã không cánh mà bay.
- Chó má!
Gã thầm chửi. Thế này thì còn cưa cẩm cái quái gì nữa. Bao nhiêu công sức mới mò xuống được đây.
Lần mò trong túi, lôi ra vài đồng lẻ, chưa được đến chục nghìn. Làm gì nhỉ??? Lang thang mãi, cuối cùng gã chui vào một quán net bé xíu. Chết tiệt, hôm nay bọn bạn gã mò đi đâu hết, chẳng lẽ không có tên nào để cho gã cầu cứu sao? Ah, mà cái gì thế này? " Be Yeu is now online". Gã không muốn gặp bé một chút nào, không đúng lúc, vì thật sự lúc này gã đâu nghĩ đến bé. Tự dưng hắn thấy nhàm, từ khá lâu rùi...
- Anh ah
- Uh
- Anh đang ở trường hả?
- Ko, anh đang ở X, mà anh sắp chít rùi nè - Gã cũng ko hiểu tại sao mình lại nói với bé, giờ gã đang muốn bé càng ít liên quan đến gã càng tốt mà.
- Anh làm sao cơ?
Bé sốt sắng, lúc nào cũng thế, lúc nào cũng lo lắng cho gã, và gã thấy mệt mỏi, bó buộc. Mà lạ nhỉ, bé ko bao giờ hỏi hắn đang ở đâu, đang làm gì, ko cấm đoán gã bất cứ cái gì.... Túm lại là gã tự do hơn bất cứ thằng bạn nào đã chui đầu vào rọ, thế mà dạo này gã lại muốn đi tìm..một cái gì đó, chính gã cũng ko hiểu, một sự thay đổi chăng?
Gã cũng ko hề nghĩ rằng gã vừa kể hết với bé là bé đã có ngay cách giải quyết, cực kì rành mạch, mà hình như gã cũng đã nghĩ đến
- Thế này nhe, anh bắt xe ôm lên chỗ em, em trả tiền rồi em đưa tiền cho anh về nha.
Không hiểu tại sao gã lại nổi khùng lên như thế. Tại cái tự ái con trai của gã, hay tại bé quá ngốc. Bé có biết là gã đang tìm cách rời xa bé và chuyện xảy ra hôm nay là vì gã đang đi tìm một cô gái khac, không phải bé. Và gã cáu, gã đã nói gì với bé nhỉ? " Anh không cần em lo cho anh", "em đừng có làm anh đau đầu thêm nữa"... hình như là còn rất nhiều. Bé có giận không nhỉ? Có chứ, bé có dằn dỗi, con gái mà, nhưng vẫn kiên trì năn nỉ gã. Bé nhẹ nhàng thế, vậy mà bao lâu nay gã đã quên đi, ko hề để ý. Ừ nhỉ, đã bao giờ bé giận hắn lâu đâu, chỉ xị mặt, im lặng một lúc, và rồi lại cười. Chợt nhớ, khá lâu ko thấy bé cười thật vui, hình như lúc đi cùng gã, bé hay suy nghĩ lắm thì phải, mà cũng lâu rồi hắn chẳng để ý bé nghĩ gì nữa....
Cuối cùng thì gã cũng bị thuyết phục, vì chờ mãi mà vẫn chẳng thấy thằng bạn nào cả. Bước ra khỏi quán, gã mới giật mình. Đường phố bắt đầu thưa thớt người, vậy là gã đã lang thang bao lâu nhỉ? Hình như lúc hắn quyết định tìm chỗ nào đó ghé chân thì trời đã xâm xẩm tối, và giờ là gần khuya rồi.
Từ xa gã đã nhìn thấy bé, 1 mình, gã chột dạ:" khuya thế này rồi, chẳng may...", gã chẳng dám nghĩ tiếp nữa.
- Anh!
- Sao em đứng đây một mình? Không sợ sao?
- Em sợ đứng với bạn, bạn em biết chuyện thì anh ngại.
- Em chờ lâu không?
- Mới thôi mà, em đoán còn lâu anh mới lên đến đây nên ngồi thêm một lát rồi mới ra.
Gã nhìn bé, hai bím tóc và vai áo lấm tấm sương, lại thêm một lần chợt nhớ, bé ko biết cách nói dối. Tay gã run run cầm tờ tiền bé vừa đưa, vẫn kịp nhìn vào mắt bé. Biết bé lo lắm, như muốn khóc vậy, và hình như bé biết nhiều hơn gã nghĩ.
- Anh về đi, muộn rồi.
- Ừ, để anh đưa em đến cổng nhé, đường vắng lắm.
Hắn thấy ngượng nghịu, câu nói này suýt nữa hắn cũng đã quên mất. Chưa bao giờ hắn thấy quãng đường từ cổng trường bé đến ktx ngắn như thế, giá mà....
- Anh về nhé, em vào đây
- Ừ, ngủ ngon nhé, em yêu!
Bé nhìn gã, lạ lẫm, nhưng gã không thấy ngượng miệng nữa, chỉ vài tiếng đồng hồ, và rất nhiều thay đổi. Gã nhìn theo bóng bé cho đến khi bé đi khuất, lạ nhỉ, sương nhiều đến thế hay sao, hình như mắt gã ươn ướt...

* * *
2h đêm, gã vẫn chưa ngủ, với tay lấy chiếc áo mặc hồi chiều, gã lấy ra tờ giấy ghi địa chỉ mà khó khăn lắm gã mới có được, và đã định dành cả buổi chiều đi tìm, tần ngần một lát, và xé vụn nó. Không hề tiếc, gã cảm thấy nhẹ nhàng hơn bao giờ hết, như vừa giữ lại được một thứ thật quý giá mà mình suýt đánh mất.
" Em yêu, anh sẽ mơ thấy em đó!"

********************************

Yêu nửa chừng
- Nhóc!
- Chào anh.
- Vẫn là một ngày bình thường chứ?
Anh luôn là vậy, chế giễu, bất cần, có thể khiến người ta giận sôi lên. Lạ, ko bao giờ anh tranh cãi, chỉ ngồi yên cho em trút hết mọi bực dọc, những câu chuyện lẫn lộn ko đầu ko cuối, những câu trách móc dở hơi. Anh kết thúc mọi chuyện thật nhẹ nhàng, chứ như chưa từng có chuyện gì xảy ra "hết chưa nhóc". Không hiểu tại sao em ko thể giận anh lâu, và anh luôn là người "hạ hỏa tài tình nhất"
- Anh yêu em!
- Gì cơ?
- Anh đùa ah
- Ko, anh nói thật
- Ko bao giờ có chuyện đó, anh còn muốn nói chuyện với em nữa không?
- Ừ.
Vẫn thế, những câu chuyện cóp nhặt trong ngày kể ra cho anh, anh chỉ lắng nghe, im lặng. Khác quá, em bỗng thấy thiếu một cái gì đó, thèm có ai châm chọc, có ai đó khiến mình giận sôi lên. Đó là cái gì nhỉ?
- Anh nhắc lại câu nói lần trước nhé?
- Em ko nhớ
- Có nhớ
- Cùn
- cùn mới theo em lâu như vậy
Không có câu trả lời, nhưng em đã tìm ra cái tên của những cảm giác trước kia. Anh bước vào cuộc sống của em, nhẹ nhàng như ko có điểm bắt đầu, em chỉ biết em đã có một người bước đi bên mình.
Khi em đã quen có anh, đã tìm thấy niềm tin trong những câu nói nửa đùa nửa thật, thì anh lại dần lấy đi niềm tin ấy, chậm đến nỗi dường như cả anh và em đều ko nhận ra
- Anh đến muộn
- Em khóc đấy à?
- Ko, em ghét nước mắt.
- Đừng khóc 1 mình, em có thể mượn vai anh mà.
Anh luôn biết cách vỗ về, dỗ dành em. Em vẫn ko thể giận anh quá một ngày, nhưng mỗi lần giận dỗi qua đi là thêm một chút niềm tin biến mất. Mọi chuyện với anh đều đơn giản, nhưng hình như em lại thích sự phức tạp hơn
Thêm một lần chờ đợi, em cắn chặt môi, cố ngăn không cho nước mắt trào ra, nhưng em ko ngăn nổi cảm giác tủi hờn khi ngồi một mình trong căn phòng lạnh lẽo, từng người, từng người đi qua cửa phòng, những bó hoa, những nụ cười hạnh phúc. Hình như có ai đó gào lên: "Đồ ngốc, yêu mà ko tin mà cũng gọi là yêu sao?"
Không biết em khóc từ khi nào, không biết xung quanh có những ai, mơ hồ nghĩ đến một vòng tay ấm áp, am ủi, vỗ về, nhưng...không có gì hết, trong những giọt nước mắt như có gì đó vỡ vụn.
- Anh xin lỗi
- Em ko cần
- En ghét anh lắm phải không?
- Tại sao em phải ghét anh?
- Anh xin lỗi
- Trí nhớ em tệ quá, anh đã xin lỗi em bao nhiêu lần rồi nhỉ?
- Anh ko thể ở bên em nhiều, nhưng đố có ai yêu em như anh
- Có lẽ vậy, nhưng em ko thích đùa.
Vẫn không đi đến đâu cả, em ko muốn nghĩ đến những ngày tiếp theo, em đang nhớ anh, đang giận anh hay đang yêu anh? Thế là thế nào nhỉ? Hóa ra cũng có lúc em phải buồn, em không còn ảo tưởng mình là người hạnh phúc nhất. Ảo ảnh nào cũng đẹp, nhưng đối diện với thực tế thì nó đáng sợ hơn ma quỷ gấp ngàn lần.
Mọi chuyện có kết thúc không anh nhỉ, em cũng không biết nữa, em ko hiểu anh và cũng không hiểu chính bản thân mình, người ta có thể chia tay khi vẫn còn yêu không anh? có lẽ những mảnh vụn còn lại đang níu kéo em, nhưng thứ gì chắp vá cũng khó thành, và em sợ những vết cứa khi đụng vào chúng. Nhung nếu đối diện với anh, em biết mình sẽ lại không thể xa anh. Chẳng lẽ mọi chuyện cứ lưng chừng như vậy rồi nhạt nhẽo dần. Ừ nhỉ, mà có lẽ vậy sẽ tốt hơn. Ngày mai, có lẽ em sẽ tìm ra chính mình và tìm ra cả anh trong một phần ký ức, khác hơn bây giờ. Có lẽ vậy, em sẽ chờ