28/12/09

PKD - Hành trình tiệc tùng

Những ngày cuối năm này luôn luôn là những ngày bận rộn. Bận rộn cho công việc, bận rộn cho việc gia đình,...trong đó không thể thiếu được là bận rộn cho tiệc tùng. Hai ngày trước là những ngày mở đầu của những bữa tiệc cuối năm đối với PKD.

Trưa ngày thứ 7 (26/12/2009), liên hoan tất niên của FHN.

Khoảng 11h trưa, PKD kéo đến nhà hàng Jumbo để tham dự buổi liên hoan tất liên với toàn bộ công ty.



Buổi chiều thứ 7 (26/12/2009), đám cưới ChangNTT: Sau buổi liên hoan công ty, PKD lại tiếp tục hành trình lên Phú Thọ để tham dự đám cưới của em ChangNTT "thân yêu" :) . Mặc dù ko đi được đông đủ toàn bộ phòng, nhưng mọi thành viên của PKD trên Phú Thọ đã góp phần đông vui vào lễ vu quy. Chúc ChangNTT hạnh phúc

Tối ngày thứ 7 (26/12/2009), bữa tiệc nhỏ tại suối khoáng Thanh Niệm

Hơ, phần này tìm ko có thấy có ảnh. Chỉ thấy một vài hình ảnh vào buổi sáng ngày hôm sau:

Vẻ đẹp "kiêu sa" mất ngủ và mất xiền của anh Long "e dè" núp bóng nụ hồng. hì hì

24/12/09

27/11/09

Ảnh chỉ có ở PKD

19/10/09

Để tiềm năng thành tài năng

Đã có lúc bạn được nhìn nhận như là một nhân viên trẻ có tiềm năng. Nhưng cùng với thời gian, bạn vẫn chưa phát triển thành một nhân viên có tài năng thực sự. Làm thế nào để mọi người thự sự thừa nhận khả năng của mình?
1) Hữu xạ tự nhiên hương
Người xưa nói: chỉ sợ mình không có tài, đừng sợ người đời không biết đến mình. Bạn đừng nóng vội lo lắng mọi người không thừa nhận khả năng của mình. Hãy cố gắng nỗ lực rèn luyện bản thân cả về chuyền môn và tư cách. Hãy nhớ rằng kể cả những người có tài năng thực sự vẫn cần có một cơ hội mới có thể đạt được những thành công nhất đinh. Mọi sự nôn nóng sẽ chỉ làm bạn trở nên lố bịch, thậm chí bị người khác coi là kiêu ngạo hợm mình.
2) Đặt mục tiêu và kế hoạch hợp lý
Để đạt được thành công, bạn bắt buộc phải lập cho mình một kế hoạch cụ thể. Tùy vào mục tiêu, đó có thể là kế hoạch dài hơi hay ngắn hạn. Sau khi đã có kế hoạch, bạn hãy kiên trì thực hiện kế hoạch đó. Đừng đặt những mục tiêu quá tầm với bản thân, cũng đừng đời hỏi quá nhiều ở chính mình. Nếu không bạn sẽ không thực hiện được và kế hoạch đổ vở. Hãy nhớ rằng để làm việc hiệu quả trong suốt một thời gian dài, chúng ta cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Con người không phải là cái máy, nếu bạn đòi hỏi quá nhiều ở bản thân là bạn đã tự tạo cho mình một áp lực quá mức cần thiết và sẽ dẫn đến thất bại.
3) Nhạy cảm trước những cơ hội thực sự
Thời thế tạo anh hùng. Cơ hội tốt thường không đến hai lần. Bạn đã biết chờ đợi đã biết tích lũy những kiến thức cần thiết cho bản thân và bạn cũng đã nhận biết cơ hội và nắm lấy nó. Bạn cũng nên nhớ rằng cơ hội luôn đến từ khó khăn và kèm theo nó là những thách thức. Hãy biết chấp nhận và vượt qua thách thức, bạn sẽ thành công.
4) Đừng bị cuốn vào thú vui tầm thường
Cuộc sống có rất nhiều những cám dỗ và thú vui tầm thường như chát trên mạng, games vi tính, mua sắm thời trang, làm đẹp. Hãy biết sử dụng chúng như những phương tiện giúp bạn thư giãn. Nhưng đừng lún sâu vào những thú vui tầm thường này. Chúng sẽ lấy đi của bạn khoảng thời gian quý báu mà bạn có thể làm được nhiều thứ có ích. Cách tốt nhất là lập cho mình thời gian biểu hợp lý giữa làm việc và thư giãn nghỉ ngơi rồi nghiêm túc thực hiện nó. Đừng nhân nhượng với bản thân nếu không bạn sẽ bị nghiến những thú vui nói trên.
5) Đừng vội làm “người tài không được dùng”
Nếu bạn đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng vẫn chưa được thừa nhận bạn đừng vội nản chí. Với những người đi lên bằng chính khả năng của mình thường vất vả và được thừa nhận muộn hơn nhiều so với những người tiến thân bằng những con đường không chính đáng. Nhưng hãy mặc kệ họ và kiên trì với con đường mình đã lựa chọn. Đừng vội tỏ ra bất mãn nản chí theo kiểu "người tài không được dùng". Thái độ này sẽ gây ác cảm với tất cả mọi người trong cơ quan. Thậm chí ngay cả những người đã từng có cảm tình với bạn cũng khó có thể thông cảm và chấp nhận được.
6) Tìm những cộng sự tâm đầu ý hợp
Những cộng sự này có thể là người cùng cơ quan nhưng cũng có thể là đồng nghiệp ở cơ quan khác. Họ vừa là những cộng sự chung quan điểm vừa là những người bạn. Những người bạn này rất quan trọng, họ sẽ sát cánh cùng với bạn trên con đường phấn đấu Họ sẽ chia sẻ với bạn những tâm tư tình cảm khi mọi chuyện chưa được như ý. Tất nhiên những người như vậy sẽ không nhiều nhưng nếu bạn thành thực và cố gắng tìm kiếm bạn sẽ thấy.

Theo Thế Giới Phụ Nữ

14/10/09

Những điều cần nhớ khi thương lượng

Điều nên nhớ trong mỗi cuộc thương lượng là: "Bạn không thể luôn luôn nhận được những gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn cố gắng thì đôi khi, bạn cũng sẽ tìm được những gì bạn cần".

Bạn cần chuyển sự đối lập thành sự cộng tác trong thời gian quá trình thương lượng. Mục tiêu là những thoả thuận mà cả hai bên đều chấp nhận được, do đó bạn phải hiểu các nhu cầu của mỗi bên là gì, để dễ dàng được thoả mãn.

Dù bạn đang giao dịch với các công ty hay các khách hàng, các ông chủ hay là những nhà cung cấp, thì thương lượng hiệu quả cũng nằm trong bốn nguyên tắc:

1. Tách con người ra khỏi các vấn đề. Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của đối phương và bản thân bạn không nên có sự bất hòa.

2. Tập trung vào những điểm quan tâm chứ không chú ý đến quan điềm. Khi thảo luận về những điểm hai bên cùng quan tâm, những người thương lượng có thể vẫn mềm mại và tính đến sự thỏa hiệp. Vì ngay khi bất kỳ bên nào rút vào một "vị trí" quá rắn , thì phía bên kia phải giữ lấy nó hoặc bỏ nó.

3. Hãy nghĩ ra những lựa chọn thoả mãn được cả hai bên. Thí dụ nếu một bên yêu cầu phải có một hạn cuối cùng, thì như thế cũng tốt, vì qua đó có thể biết được điều gì khiến cho họ phải đưa ra yêu cầu đó. Có lẽ có một cách đáp ứng được nhu cầu, từ đó sẽ mở ra được cơ hội thuận tiện.

4. Nhấn mạnh về tiêu chuẩn khách quan. Tán thành các tiêu chuẩn công nghiệp, pháp luật hoặc nghề nghiệp, bạn có thể loại được những người thương lượng mạnh hơn hoặc những người hay sử dụng đến những mánh khóe bẩn thỉu.

Tránh nói "không" khi không thật cần thiết

Triết lý "vâng" hiện nay đã được tán thành rộng rãi. Phần lớn những người thương lượng đều nói họ sẵn sàng trong suy nghĩ rằng hai bên đều thắng.

Tuy nhiên, trong các cuộc thương lượng ngày nay, đến khi ngồi vào bàn thương lượng thì tư tưởng "đánh bại" đối phương lại nổi lên, làm cho cuộc thương lượng không còn là một cuộc hành trình được chia sẻ. Hãy thận trọng, nếu bạn chơi trò chơi đó. Nên nhớ sự trung thực và tôn trọng các đối thủ của bạn là những điều kiện tiên quyết để có được những thoả thuận chắc chắn nhất.

Nên suy nghĩ thông qua những hậu quả của một phong cách thương lượng như thế. Phần lớn các doanh nghiệp thương lượng lặp lại nhiều lần với những người bán hoặc những khách hàng. "Đừng quên rằng phần lớn các cuộc thương lượng diễn ra trong một mối quan hệ sẽ còn được tiếp tục", vì cuộc sống còn dài, "Thắng một trận chẳng là gì nếu như những hành động của bạn đã làm bạn thua trong một cuộc chiến!".

Thời thế đã đổi thay theo những cách khác nhau. Các cuộc thương lượng ngày nay diễn biến theo nhiều mầu sắc. Các đối thủ và những đại diện của họ đối đầu nhau qua những lối sống khác nhau, những nền tảng văn hóa, những giá trị, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc những thực tiễn kinh doanh hoặc đạo đức có một cuộc thương lượng thuộc tri giác hoặc ngấm ngầm, có thể là những động cơ thúc đẩy thực sự tốt cho các vấn đề.

Phần lớn người ta nghĩ các vấn đề cần được quyết định trong một phạm vi kinh doanh, cụ thể là những mục như: giá cả, thời hạn giao, những cải tiến, sự đúng lúc, số lượng hoặc chất lượng, vv... Đó là thực chất của thương lượng, thế nhưng không ai có đủ thời gian nghiên cứu sự năng động giữa các cá nhân.

Điều đó có nghĩa những tính cách của ai đó ngồi bên bàn, là người thương lượng có tác dụng của đòn bẩy, điều khiển được sự chú ý, và được người ta nghe theo, và ai đó hành động như người lãnh đạo.

Nhiều nghiên cứu cho biết, trong một cuộc thương lượng, nếu bạn chú ý sẽ có thể phát hiện những sự thừa nhận được che giấu, những trông đợi, hoặc những việc phải làm có thể đang trượt ra khỏi các cuộc thương lượng, dù cho những người tham gia nói họ muốn gì, không thành vấn đề.

Mục tiêu là thúc đẩy về phía trước

Một giáo sư về quản lý tại trường quản lý Simmons, Đại học Boston, đã nhận diện những đòn bẩy chiến lược có thể giúp cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ, và các nhà thương lượng ít mạnh dịch chuyển được các cuộc thương lượng về phía trước.

Khi những khách hàng giao dịch lớn chậm trễ trong các cuộc họp hoặc không gọi không để yêu cầu thêm thời gian, thì lúc đó, bạn cần tạo nên những khuyến khích để gợi ý khách hàng nói toạc ra. Điều này có thể làm tăng thêm giá trị cho giao dịch, hoặc tìm được những đồng minh là những người có thể thuyết phục khách hàng hành động theo một chương trình về thời gian, địa điểm, ngày giờ cho các cuộc thảo luận.

Bạn cũng có thể phát đi sớm những dấu hiệu báo trước về những thay đổi hay những giải pháp cho các vấn đề, khi các cuộc thương lượng không dịch chuyển. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng vạch một đường kẻ trên cát vào giữa thời gian quá trình bán hàng kết thúc, và quá trình thương lượng bắt đầu. Nhưng nếu bạn hỏi đủ các câu hỏi ngay từ đầu trong quá trình bán hàng, thì bạn có thể giúp nhiều trong giai đoạn thương lượng cuối cùng.

Thí dụ bạn hỏi một khách hàng từ ban đầu, rằng theo ông thì điều gì là quan trọng nhất, hoặc gây lo lắng đối với giao dịch mà ông đã đề xuất. Ông ta trả lời rằng: "Điều làm tôi không yên tâm đó là người cung cấp sẽ biến mất hoặc sẽ không giao kịp thời vào tối nay".

Đó là một tín hiệu rõ ràng, rằng cuộc họp thương lượng của bạn cần xây dựng trên những bảo đảm mạnh và những khuyến khích về độ tin cậy bước tiến hành tế nhị, cho phép các đối thủ giữ được thể diện. Ngoài ra nó còn duy trì được những đường truyền thông mở và để cho các đối thủ biết rằng bạn hiểu vị thế của họ hoặc những mâu thuẫn có thể xảy ra.

Theo Báo Kinh Tế Việt Nam

12/10/09

Chuyển toàn bộ Contacts từ excel vào Outlook

Một lần đi KH, quên béng mất thông tin của KH, lại phải gọi lại văn phòng lấy địa chỉ của KH. Lúc đó mới nghĩ, tại sao không chuyển toàn bộ thông tin của KH trên file excell vào mobile. về nhà search google, thật đơn giản để chuyển contacts vào mobile (từ file excel -> Ms Outlook -> mobile)
Hiện nay, đa số mọi người vẫn quản lý thông tin khách hàng trên file excel. Nếu quản lý đồng thời những thông tin này trong MS outlook thì rất tốt. Giúp quản lý thông tin tốt hơn. Đặc biệt nếu có Smartphone thì tuyệt vời.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết:
Bước 1:tạo một workbook mới, sau đó dòng đầu tiên ghi các heading (tiêu  đề) cho từ cột: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email...
Bước 2: copy từ file excel đang theo dõi của mình vào file vừa tạo theo những mục tương ứng
Bước 3: lưu file excel vừa tạo với đuôi file là: CSV (comma delimited) và tên file bất kỳ (vd: contacts)
bước 4: mở Ms outlook, chọn file ->import and export -> (import from another program or file) next -> chọn comma separated values (windows) next -> chọn file đã lưu ở bước 3 và chọn một trong 3 lựa chọn (duplicate options). tại "select destination folders", chọn contacts folder. Bước tiếp theo, ta map custom fields (khớp các trường cho phù hợp) giữa cột trong excel và trường trong MS outlook
bước 5: click chuột vào finish
Vậy là toàn bộ thông tin khách hàng sẽ được nhập vào MS Outlook.

Bước 6 (thêm): nếu có smartphone, ta chỉ việc đồng bộ hóa outlook là toàn bộ danh bạ từ MS outlook sẽ chuyển vào danh bạ của điện thoại.


21/9/09

Giới thiệu Fast Finanical (Video)

29/8/09

Đặc thù kế toán xây lắp

TàiCT xin post một bài từ forum của công ty. Đó là đặc thù kế toán của ngành xây lắp. Hy vọng bài viết này sẽ là bài tham khảo tốt của các bạn mới vào. Cũng nhân đây sẽ có một số bài chia sẻ đặc thù kế toán các ngành nghề. Hy vọng mọi người cùng chia sẻ

1. Sản phẩm
- Là những công trình xây dựng, xây lắp: nhà cửa, cầu đường, máy móc cho các nhà máy..
- Là duy nhất, không lặp lại đối từng công trình..
- Sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tùy theo quy mô của từng công trình.

2. Một công trình thường có nhiều công trình con - hạng mục công trình. Một hạng mục công trình con - có công trình mẹ. Thường chỉ có 1-2 cấp.

Chi phí

3. Yêu cầu đối với kế toán là tập hợp được chi phí theo từng công trình/hạng mục công trình.

4. Ngoài các chi phí thông thường về NVL - Tk621, lương - tk622, chi phí chung - tk627 còn có chi phí đặc thù là máy thi công - tk623 (không rõ trong q.đ 15 thì còn tk này nữa không) và chi phí thuê ngoài (thường hạch toán riêng vào 1 tiểu khoản 6222 - lương thuê ngoài hoặc 6322 - giá vốn phần thuê ngoài).

5. Ngoài việc tập hợp chi phí theo công trình còn thường có báo cáo kết quả lãi lỗ theo công trình. Lúc này cần thêm thông tin về chi phí 641, 642 phân bổ theo công trình nữa. Tập hợp các chi phí đầu 6* và doanh thu đầu 5* sẽ được kqkd.

6. Chi phí dở dang được tập hợp bình thường ở tk 154 nhưng không có nhập kho 155 mà khi xuất hóa đơn thì đưa thẳng giá vốn từ 154 vào 632. Giá trị chuyển từ 154 vào 632 thì có thể tùy theo đánh giá của người sử dụng.

7. Vật tư thường được nhập thẳng từ nhà cung cấp ra luôn công trình mà không thông qua kho.

8. Việc phân bổ CF máy móc thi công, tk 623 và phân bổ khấu hao 627*/214 phải chi tiết theo vụ việc

9. Các đội xây dựng thường tạm ứng 1 cục tiền rồi sau đó cuối tháng với thanh toán tạm ứng. Vì vậy kế toán thường nhập số liệu cả tháng 1 lần vào cuối tháng/đầu tháng sau. Và vì vậy họ hay dùng phiếu kế toán cho nó tiện, nhập đủ loại ctừ vào một chỗ ==> hay đòi hỏi phiếu kế toán có thêm thông tin về thuế đầu vào.

10. Do các công trình kéo dài nhiều năm nên trong các báo cáo thường có các cột thông tin như: số lũy kế đến đầu năm, số ps từ đầu năm đầu đến thời điểm báo cáo, ps trong kỳ, lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ, lũy kế từ khởi công đến cuối kỳ...

11. Chứng từ ghi sổ lập riêng cho từng công trình -> cho phép chọn mã vụ việc khi lọc chứng từ (TCT Thăng Long)

12. Ngoài các chi phí đã nêu còn có chi phí thầu phụ thường đi thẳng từ 331 (trong trường hợp thầu phụ là ko phải là đơn vị thành viên) hoặc 336 (trong trường hợp thầu phụ là đơn vị thành viên) vào 154 của từng công trình

Báo cáo

13. Hệ thống báo cáo quản trị của ngành xây dựng:

- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,...,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột)

- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình trong đó mỗi loại chi phí, doanh thu (621, 622, 623, 6271, 6272,...,6278, 335, 635, 641, 642, 512, 515) được lên theo một cột

- Báo cáo quyết toán chi phí thầu phụ trong đó với mỗi công trình, hạng mục công trình từng thầu phụ sẽ được quyết toán phần khối lượng, thuế

- Báo cáo công nợ (tạm ứng) theo từng công trình, hạng mục công trình

- Báo cáo chi phí quản lý cho từng công trình (phần chi phí riêng cho từng công trình và phần phân bổ từ cty)...

14. Công nợ cũng có đặc thù

- Công nợ theo các nhà cung cấp liên quan đến 1 công trình

- Công nợ của 1 nhà cung cấp liên quan đến nhiều công trình.

- Có sổ chi tiết vụ việc: cho 1 vụ việc + nhà cc

15. Thông thường công ty mẹ ký và giao cho các công ty con thực hiện -> công nợ 136 và 336 cũng có đặc thù

16. Tổ chức có thể 4 cấp: tcty, cty, xn, tổ/đội.

- Tổng công ty thì tổng hợp b/c.

- Công ty thì tổng hợp từ số liệu chi tiết.

- Một số công ty có cài phần mềm luôn cho tổ/đội thi công.

Thuế và tiền vay

17. Đặc thù về thuế:

- Cty ở HN/HCM xuất hóa đơn, nhưng công trình thì lại ở các tỉnh ==> thuế nộp 1 phần ở cty mẹ, nộp 1 phần ở nơi công trình ==> phải 333 phải theo dõi theo mã khách.
==> vì vậy FA mới sinh chuyện theo dõi mã khách/cục-chi cục thuế và hđ bán d.vụ mới sinh chuyện có 2 dòng.

18. Quản lý vay tiền theo đặc thù:

- Theo dõi tiền vay, vốn vay, phân bổ CF lãi vay cũng theo công trình.

Khác

19. Vật liệu thường xuất thẳng đến công trình không qua kho nhưng lại xảy ra tình trạng điều chuyển vật liệu giữa công trình này với công trình khác hoặc vật liệu thừa thiếu giữa các công trình cần kiểm soát.

20. Các công ty xây lắp đa phần hoạt động theo các mảng xây lắp, dịch vụ (thiết kế, vận chuyển..), thương mại (buôn bán vật liệu) --> Báo cáo KQKD, công nợ, doanh thu… tương ứng cho các mảng


25/8/09

Một vài hình ảnh "lớp học quản lý bán hàng chuyên nghiệp"

Sau bốn buổi học tích cực. Lớp học "quản lý bán hàng chuyên nghiệp" đã kết thúc. Dưới đây là một vài hình ảnh tổng kết khóa học với rượu vang.





31/7/09

Những hình ảnh đầu tiên về một môi trường làm việc "với khẩu trang"









Sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia

Chúng ta hãy cùng suy ngẫm đôi chút về cuộc sống của Nashon Zimba, một người đàn ông 25 tuổi sống cùng vợ và cô con gái nhỏ ở Malawi. Zimba rất chăm chỉ. Anh đã tự mình xây nhà.

Anh đào bùn, nặn thành khối và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời. Hồ trát cũng là bùn. Anh chặt cành cây làm xà và lấy cành cây xidan hoặc cỏ lợp mái. Dụng cụ kim loại duy nhất của anh là lưỡi rìu. Vừa xây nhà một mình, vừa trồng cây để lấy lương thực nuôi cả gia đình, Zimba đã dựng nên một ngôi nhà tối tăm, chật chội, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng và khi những cơn bão nhiệt đới quất lên mái nhà thì bị dột.

Dù đã làm rất nhiều việc nhưng Zimba vẫn rất nghèo. Thu nhập bằng tiền mặt của anh trong năm 2000 chỉ khoảng 40 đôla. Nhưng anh không phải là người duy nhất rơi vào hoàn cảnh này. GDP bình quân đầu người của Malawi chưa đến 200 đôla. Sản lượng kinh tế hàng năm của cả nước là 2 tỷ đôla (xấp xỉ 1/8 sản lượng của nền kinh tế Vermont). Hầu như chẳng có người dân nào nơi đây lại ngây thơ tin rằng sinh tồn đơn giản đến dễ dàng. Ba mươi phần trăm trẻ em ở Malawi bị suy dinh dưỡng và hơn 20% trẻ em chết trước khi bước sang sinh nhật lần thứ năm.

Tại sao trái đất của chúng ta vẫn còn quá nhiều người chết đói mỗi ngày? Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới, có trên 800 triệu người không có đủ lương thực để ăn. Những người này tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển, trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm một nửa. Tại sao lại như vậy? Tại sao vào thời điểm, chúng ta có thể chia nhỏ nguyên tử, đặt chân lên mặt trăng và giải mã bộ gen người, vẫn có 2,8 tỷ người (khoảng một nửa dân số thế giới) phải sống nhờ vào khoản thu nhập chưa đến 2 đôla một ngày?

Nguyên nhân chính là các nền kinh tế. Về bản chất, của cải được tạo ra qua quá trình sử dụng các đầu vào, bao gồm cả nguồn lực con người, để sản xuất ra những thứ có giá trị. Nhưng những nền kinh tế nghèo có cơ cấu tổ chức lỏng lẻo rất khó làm được việc đó. Trong cuốn sách thú vị The Elusive Quest for Growth, William Easterly đã mô tả một cảnh tượng trên đường phố ở Lahore, Pakistan:

Mọi người tụ tập ở các khu chợ cũ của thành phố. Đường phố ở đây chật hẹp đến mức dường như mọi thứ đều bị nuốt chửng trong những đám đông người mua, người bán, người ăn, người nấu. Các cửa hàng san sát chen nhau trong mọi ngóc ngách, cửa hàng nào cũng chật cứng người. Đây quả là một nền kinh tế tư nhân rất năng động.

Ông còn cho biết thêm, Pakistan là một đất nước có tỷ lệ mù chữ cao, chất lượng nhà ở thấp và thiếu lương thực trầm trọng. Chính phủ Pakistan đã xây dựng rất nhiều chương trình vũ khí hạt nhân nhưng vẫn không thể tiến hành một chương trình phòng chống bệnh sởi. Easterly viết: “Chính phủ ở đây thật thối nát!” Mỗi nước đều có những nguồn lực, ít nhất là trí tuệ và sự làm việc chăm chỉ của người dân ở đó. Hầu hết các nước, trong đó có cả những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, đều có nhiều nguồn lực hơn thế.

Hãy để tôi loại bỏ tin tức không tốt lành: Các nhà kinh tế học không có giải pháp nào để làm cho những nước nghèo trở nên giàu có. Thật sự đã có những câu chuyện thành công kỳ diệu, như “những con hổ” châu Á đầu tiên - Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan - những nền kinh tế này đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 8% mỗi năm trong gần ba thập kỷ. Nhưng chúng ta không có một công thức tăng trưởng có thể áp dụng ở hết nước này đến nước khác như một loại hình nhượng quyền kinh doanh nào đó.

Ngay cả những con mãnh hổ này cũng gặp khó khăn trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến các nước trở nên giàu có. Nếu có thể lên danh sách những loại hình chính sách mà các nền kinh tế chức năng áp dụng phổ biến, thì chúng ta có thể chuyển sự chú ý sang câu hỏi đúc rút từ thực tế của một chuyên gia kinh tế từng giành giải Nobel tên Douglas: “Tại sao các nước nghèo không áp dụng những chính sách có thể làm cho họ giàu có?”

Dưới đây là ví dụ tiêu biểu về các loại hình chính sách và trong một số trường hợp là những món quà tuyệt vời mà vị trí địa lý ban tặng được các nhà kinh tế học cho là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia.

Những thể chế chính phủ hiệu quả. Để tăng trưởng và thịnh vượng, một nước cần có luật pháp, sự cưỡng chế, tòa án, cơ sở hạ tầng cơ bản, một chính phủ đủ khả năng thu thuế và sự tôn trọng của người dân đối với những hình thức này. Những loại thể chế này là phương châm hoạt động của chủ nghĩa tư bản. Tham nhũng không chỉ gây ra sự bất lợi cho hoạt động phát triển của một quốc gia, mà còn là căn bệnh ung thư gây ra sự phân bổ không cân đối các nguồn lực, cản trở sự tiến bộ, và hạn chế đầu tư từ nước ngoài. Trong khi quan điểm của người Mỹ về chính phủ thay đổi từ sự thờ ơ đến thù địch, thì người dân ở hầu hết các nước khác đều đề cao chính phủ. Thực trạng này đã được Tom Friedman kể lại trên tờ New York Times như sau:

Cách đây hai tuần, khi tham dự một hội thảo ở Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, tôi đã nghe một sinh viên Trung Quốc trẻ, vừa tốt nghiệp trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để xóa bỏ nạn tham nhũng?” Bạn có biết, một người Trung Quốc bình thường sẽ mong muốn có một thủ đô như Washington ngày nay, với bộ máy hành chính hiệu quả và ngay thẳng hợp lý không? Bạn có biết chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống khác đến thế nào khi được sống trong một thế giới không phải hối lộ các quan chức để xin những giấy phép đơn giản nhất không?

Mối quan hệ giữa thể chế chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã trở thành đề tài cho một nghiên cứu thông minh và thú vị. Daron Acemoglu, Simon Johnson - hai nhà kinh tế học của Viện Công nghệ Massachusetts - và James Robinson, nhà kinh tế của Đại học California, đã đề ra giả thuyết, thành công kinh tế của các nước đang phát triển trước kia từng là các nước thuộc địa phụ thuộc vào chất lượng của các thể chế mà những nước thực dân để lại. Các cường quốc châu Âu đã áp đặt những chính sách thuộc địa khác nhau cho mỗi đất nước, phụ thuộc vào mức độ phục tùng của từng nước đối với chế độ thực dân. Ở những nơi có thể dễ dàng cai trị như Mỹ, những kẻ xâm chiếm đã tạo ra những thể chế có ảnh hưởng tích cực và lâu dài đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, ở những nơi quá trình cai trị gặp nhiều khó khăn, như Congo, những kẻ xâm chiếm chỉ tập trung vào việc mang của cải về nước càng nhanh càng tốt, mà không quan tâm đến các vấn đề khác.

Nghiên cứu tiến hành điều tra trên 64 thuộc địa cũ và phát hiện ra rằng sự chênh lệch về của cải hiện tại của họ có thể là do sự khác biệt về chất lượng của các thể chế chính phủ cai trị trước đó. Ngược lại, chất lượng của những thể chế chính phủ này lại phụ thuộc vào mô hình xâm chiếm thuộc địa sơ khai. Nguồn gốc hợp pháp của các nước thực dân như Anh, Pháp, Bỉ không có ảnh hưởng đáng kể (mặc dù chất lượng thể chế do người Anh đặt ra có vẻ như tốt hơn bởi thuộc địa của họ là những vùng đất dễ cai trị hơn).

Về cơ bản, phương thức quản lý hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Ngân hàng Thế giới đã xếp hạng 150 đất nước theo sáu thước đo chủ yếu về quản lý, như trách nhiệm giải trình, gánh nặng quản lý, quy định luật pháp, tham nhũng... Có một mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa phương thức quản lý hiệu quả và những thành tựu phát triển cao, như thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm... Chúng ta không nhất thiết phải nhiệt tình ủng hộ hệ thống thuế, nhưng ít nhất cũng nên tôn trọng nó dù là miễn cưỡng.

Quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo. Các nước phát triển có rất nhiều ví dụ về quyền sở hữu không chính thức: nhà xưởng, khu dân cư xây dựng trên những mảnh đất công, do chính phủ sở hữu và bị bỏ quên, v.v... Các gia đình và doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể vào “những tài sản” của họ. Nhưng mối quan hệ giữa họ và những tài sản đó rất khác so với những người cùng cấp ở các nước phát triển: Họ không có tư cách pháp nhân đối với tài sản. Họ không thể cho thuê, chia nhỏ, bán, hay chuyển nhượng hợp pháp những tài sản này cho người khác. Và quan trọng nhất là, họ không thể sử dụng chúng làm vật ký quỹ để huy động vốn.

Nhà kinh tế học người Peru, Hernando de Soto, đưa ra một quan điểm rất thuyết phục, đó là không nên thờ ơ với những phương thức sở hữu tài sản không chính thức. Ông cho biết tổng giá trị tài sản của người nghèo sống ở các nước đang phát triển nhưng không có quyền sở hữu hợp pháp có giá trị trên 9 triệu đôla. Nguồn vốn phụ trợ rất lớn này đang bị lãng phí, hay là “tư bản chết” theo cách gọi của ông. Để hiểu đầy đủ tầm quan trọng của con số trên, chúng ta cần so sánh nó với số tiền hỗ trợ mà các nước giàu cung cấp cho các nước đang phát triển trong suốt ba thập kỷ qua.

Tờ The Economist đã đăng một câu chuyện về một cặp vợ chồng người Malawi kiếm sống bằng việc giết thịt dê. Vì công việc khá thuận lợi, nên họ muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, để làm được điều đó, họ phải đầu tư một khoản tiền lớn là 250 đôla trong khi thu nhập trung bình hàng năm của người Malawi là 200 đôla/người. Cặp vợ chồng này có một ngôi nhà có giá trị lớn hơn số tiền trên. Tuy nhiên, họ không thể thế chấp mảnh đất và ngôi nhà gỗ mà họ đã xây dựng trên mảnh đất đó để xây nhà. Ngôi nhà được xây dựng trên đất “công”. Cặp vợ chồng có một bản hợp đồng do trưởng thôn ký, nhưng không đủ năng lực pháp lý để thế chấp vay tiền. Bài báo đã thuật lại sự việc như sau:

Khoảng hai phần ba đất đai ở Malawi được sở hữu dưới hình thức này. Người dân ở đây thường canh tác trên mảnh đất mà cha mẹ họ trước đó từng canh tác. Nếu có tranh chấp, trưởng thôn sẽ đứng ra giải quyết. Nếu một gia đình vi phạm nghiêm trọng những quy định của bộ tộc, thì tộc trưởng có thể lấy lại đất đai và trao quyền sử dụng cho người khác.

Giống như trao đổi hàng hóa, những quyền sở hữu không chính thức này tỏ ra rất hiệu quả trong một xã hội trồng trọt giản đơn, nhưng lại hoàn toàn không phù hợp trong một nền kinh tế phức tạp. Nó có thể khiến những nước nghèo giậm chân tại chỗ; tồi tệ hơn là những tài sản có giá trị nhất của họ được hoàn lại ít hơn so với ban đầu.

Vốn nhân lực là yếu tố quyết định năng suất của người lao động và năng suất lại là yếu tố quyết định mức sống của chúng ta. Như Gary Becker đã chỉ ra, tất cả những nước có mức tăng trưởng thu nhập ổn định đều có những cải thiện đáng kể trong giáo dục và đào tạo vốn con người. Ông viết: “Những nước được mệnh danh là những con hổ châu Á tăng trưởng nhanh chóng nhờ dựa vào một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có học vấn, chăm chỉ, và tận tụy.

Ở những nước nghèo, giáo dục đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp. Nó có thể nâng cao sức khỏe cộng đồng (ngược lại, sức khỏe cộng đồng cũng là một dạng vốn nhân lực). Một số vấn đề nguy hại nhất về sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển có thể khắc phục tương đối đơn giản (đun nước sôi, xây cầu tiêu, sử dụng bao cao su…). Trình độ dân trí cao hơn của phụ nữ ở các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Vốn nhân lực cũng tạo điều kiện để các nước nghèo dễ dàng tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Chúng ta có thể lạc quan về sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, vì xét trên lý thuyết, các nước nghèo có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu khi vay mượn các tiến bộ của họ. Khi một công nghệ được phát minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà thôi.

(Trích cuốn "Đôla hay lá nho" do Công ty Alpha Books phát hành)

22/7/09

Một chuyến công tác

Có thể nói đây là chuyến công tác xa và dài nhất mà tôi từng đi, 350 km và 3 đêm 2 ngày, chúng tôi đi tới địa đầu Đông-Bắc của tổ quốc - Móng Cái. Đoàn công tác gồm 4 người, tôi TrungKT, anh KhánhNQ và AnhNT. Mọi thủ tục, sắp xếp cho chuyến đi do TrungKT phụ trách. TrungKT rất có kinh nghiệm trong việc này, chọn xe tốt, thời gian tốt cho chuyến đi.

Hành trình Hà Nội - TP.Móng Cái:

Tôi chẳng biết hành trình như thế nào! chẳng biết lộ trình, địa danh mà xe đi qua.... Vì biết là quãng đường dài, thời gian ngồi trên xe rất lâu nên TrungKT đã mua vé đi tối. 21 giờ chúng tôi bắt đầu xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Xe Ka-Long ghế nằm (mới đầu tôi tưởng Kalong nhái tên của Hoàng Long, hóa ra đó là tên con sông Kalong ở Móng Cái) rất tiện nghi và thoải mái, mọi người đều phải để dầy dép ở ngoài cửa xe, ghế nằm chính là ghế bình thường được bẻ ngả ra hết cỡ + bệ để chân + chăn đơn + gối. Ngồi xe được được một lúc thì tôi ngủ do khá mệt, lúc đó xe đi tới cuối Bắc Ninh, giáp Hải Dương thì phải. Suốt từ đó, tôi ko biết xe đi tới đâu, qua đâu, chỉ nhớ mang máng xe có dừng 1, 2 lần gì đó. Tới khoảng gần 6 giờ sáng, tôi tỉnh dậy đó cũng là lúc xe tới Móng Cái.


Xuống tới bến xe, chúng tôi gọi điện đến KS đã biết trước để hỏi giá. KS Hòa Bình là nơi đóng quân của 4 người. Nói là KS nhưng chẳng khác gì nhà nghỉ hết "đát" từ thời "nền kinh tế tem phiếu". Chính vì vậy mà KS có giá rẻ và có vị trí trung tâm, đi lại tới KH cũng rất tiện và đi tham quan Móng Cái cũng rất tiện. Làm thủ tục check-in xong, lúc đó vào khoảng 7 giờ sáng mọi người ngồi nghỉ một lúc rồi đi ăn sáng.
Buổi sáng chúng tôi đi thăm quan chợ Trung Tâm Móng cái, chợ rất gần Khách sạn, chỉ đi bộ khoảng 200m là tới.


Chợ trung tâm Móng cái bán rất nhiều đồ, chủ yếu là quần áo, cập túi...Tuy ngay sát cửa khẩu nhưng đồ ở đây cũng ko rẻ, có lẽ chủ yếu là đồ bán buôn. Chợ có rất nhiều dân buôn đến từ Trung Quốc và dân tứ sứ của Việt Nam, có rất nhiều người nói giọng miền Tây Việt Nam. Chợ được thiết kế khá đẹp, có 5 tầng tất cả và có một giêng trời lớn ở giữa chợ. Tới trưa thì chúng tôi làm bữa trưa bình dân tại ngay KS.
Buổi chiều: TrungKT và anh KhánhNQ làm việc với công ty Quang Phát, còn tôi và Tuấn Anh ở nhà. Chúng tôi có kế hoạch là làm việc xong thì đi Trà Cổ tắm.

Hành Trình: TP.Móng Cái - Trà Cổ

Đúng như kế hoạch, Trung và anh KhánhNQ làm việc xong khá sớm, chúng tôi bắt xe Bus từ thành phố móng cái lên Trà Cổ, Trà Cồ cách trung tâm thành phố Móng Cái khoảng 12km về hướng Đông Bắc.
Trên đường đi chúng tôi làm quen đc 2 em cùng chuyến xe và có cùng mục đích đi Trà Cổ tắm. 2 bên nói chuyện rất thoải mái. Tới bãi biển Trà Cổ, chúng tôi - giờ là 6 người đi tắm biển. 2 em mới quen thì chỉ có một em là xuống biển tắm cùng với 4 X-men, còn 1 em ngồi bờ. Nhờ có 1 giới nữa tắm nên không khí tắm rất vui vẻ. Biển Trà Cổ sóng lớn nên tắm rất thích, bãi biển cũng ko dài lăm (nhìn bằng mắt thường) và cũng ko quá đông người tắm. Tuy nhiên, bãi biển thì rất nhiều ốc, sò chết, dẫm rất đau chân và khá bẩn (có lẽ mấy ngày trước là mơi lớn và ảnh hưởng của bão).





buổi tối: 2 em và chúng tôi tiếp tục cuộc đồng hành cùng nhau. Chúng tôi đi ănbữa tối nhẹ nhàng cùng nhau, thực sự 2 cô bé mới quen rất bạo dạn, ko biết có phải con gái Cẩm Phả như vậy ko (2 em nhà ở Cẩm Phả - đi Trà Cổ chơi)? 2 Cô bé trong hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nam". Về nhà thì đã quá muộn, ở lại thì ko trong kế hoạch. Chúng tôi nói chuyện với cô bé bảo ở lại chơi cùng cho vui. Sau một hồi gọi điện cho người quen ở Móng Cái ko đc, 2 cô bé quyết định ở lại. 6 người đi dạo tối tại Móng Cái. Tối Móng Cái ko ko đông đúc và bụi như ở HN nên đi dạo cũng đc, ở đó còn có cả chợ đêm nữa.
6 người lang thang về chỗ KS, lúc đó vào khoảng 12h gì đó. 2 em quyết định thuê phòng gần 2 phòng chúng tôi (vì "Khách sạn" luôn trong tình trạng 3 chìm, bẩy nổi - 3 phần có khách, bẩy phần ko nên rất dễ thuê phòng). .........................................................

Sáng hôm sau: 2 em gái Cẩm Phả về nhà, còn tôi và Tuấn Anh đi KH. Trung và anh KhánhNQ cũng đi KH do hôm qua chưa xong việc. Chúng tôi làm việc xong sớm, còn TrungKT và anh KhánhNQ thì ăn uống cùng KH nên về khá muộn.

Hành trình: Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc)

xin được nhường lời văn cho TrungKT và AnhNT (huhuhu...)

10/7/09

Ken Block

3/7/09

GREAT SONG


.

2/7/09

Pepsi VS Cocacola: Cuộc chiến quảng cáo không khoan nhượng







Plus thêm quảng cáo vui của Pepsi



THIEN NHIEN HOANG DA

NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG

Bán hàng (sales) là một nghệ thuật nên mỗi seller (người bán hàng) cần phải có những tố chất riêng thì mới có thể thành công.

Ngoài tài ăn nói lanh lợi và thân thiện, cộng với khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, còn có những bí quyết khác giúp bạn trở thành một seller hàng đầu:

- Duy trì một thái độ tích cực cho bản thân cũng như cho công việc. Nếu công việc không tiến triển theo ý muốn, đừng than vãn mà hãy đứng lên và sửa sai.

- Biết tổ chức sắp xếp một gian hàng sao cho đem lại doanh thu bán hàng cao nhất.

- Luôn có nhiều phương án tiếp cận với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

- Phải luôn nhớ rằng khi đi mua hàng, khách hàng luôn ở thế “phòng thủ” vì họ thiếu niềm tin. Bạn cần tạo dấu ấn cá nhân bằng cách trả lời rõ ràng và chi tiết mọi thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, bạn cần nắm bắt những điều khiến khách hàng bất an để đưa ra lời khuyên giúp xóa tan chúng.

- Luôn mang theo catalog về các sản phẩm khi gặp khách hàng. Để lại cho khách hàng xem và tạm biệt, sau một thời gian ngắn hãy quay trở lại và bắt đầu tư vấn về từng loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm mà khách hàng tỏ ý hứng thú.

- Đặt những câu hỏi mở, không nên đặt những câu hỏi mà câu trả lời là “không”.

- Luôn biết rõ số lượng hàng trong kho. Nếu có sản phẩm nào đã bán hết, cần hướng khách hàng sang một sản phẩm tương tự.

- Giới thiệu thêm về những sản phẩm sắp hết mùa với những khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

- Hiểu rõ sản phẩm, giá niêm yết, cách sử dụng, những đặc điểm khác biệt nổi trội so với các sản phẩm tương tự khác. Hãy đề cập sản phẩm mới trước khi khách hàng hỏi.

- Cảm ơn khách hàng (phải biết tên khách hàng) tại thời điểm bán hàng, sau đó gửi một bức thiệp nhỏ cảm ơn khách hàng.

30/6/09

Lập kế hoạch sản Xuất

Lập kế hoạch sản xuất

Để bắt đầu quá trình sản xuất, trước tiên bạn cần xây dựng hệ thống hoạch định sản xuất bao gồm: hoạch định tổng hợp (aggregate planning) và lịch trình sản xuất chính (master production scheduling). Hoạch định tổng hợp là quá trình lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đảm bảo cực tiểu hoá toàn bộ chi phí có liên quan đến chư¬ơng trình sản xuất đ¬ộc lập. Lịch trình sản xuất chính (MPS) là một kế hoạch để sản xuất cụ thể, chi tiết đến từng loại sản phầm và khi đuợc lập kế hoạch thì kế hoạch cho từng tuần một, nó cho biết bao nhiêu lượng hàng hóa được sản xuất và khi nào thì được sản xuất xong.

24/6/09

Toàn cảnh ứng dụng ERP 2008 - Phần1: Hiện trạng triển khai ERP

Bản nghiên cứu “Tình hình ứng dụng ERP 2008” được tập đoàn tư vấn Panorama thực hiện từ tháng 12/2005 đến tháng 09/2008, thông qua bình chọn trực tuyến, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp đại diện của 1.322 tổ chức trên toàn cầu đã ứng dụng ERP trong 3 năm trở lại đây. Các tổ chức được khảo sát thuộc nhiều ngành nghề quy mô khác nhau, từ doanh nghiệp (DN) nhỏ đến các tổ chức đa quốc gia với doanh thu hàng tỷ USD, ở khắp thế giới, trong đó đa số có trụ sở tại Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.

Với mục đích xác định hiệu quả cũng như những hạn chế, rủi ro và bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai ERP tại các tổ chức, bản nghiên cứu đã mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về hiện trạng ứng dụng ERP trên phạm vi toàn cầu. Nghiên cứu gồm 3 phần, sẽ được lần lượt giới thiệu với bạn đọc kể từ kỳ này.

Thách thức lớn nhất: thiếu nhân sự

Kết quả nghiên cứu của Panorama đã xác định những thách thức lớn nhất mà DN thường hay gặp phải trong quá trình triển khai một dự án ERP (Hình B). Các ý kiến phản hồi đã chỉ ra việc thiếu hụt nhân sự là vấn đề lớn nhất mà các đội dự án hay gặp phải (38%). 33% nhận thấy việc thiếu hụt kiến thức chuyên môn về ERP là thách thức lớn nhất, trong khi 19% cho rằng vấn đề là thiếu các nguồn lực cho dự án. 10% còn lại liên quan đến ngân sách.

Đáng ngạc nhiên là không có bất cứ phản hồi nào đề cập đến vấn đề thiếu sự hỗ trợ của ban lãnh đạo. Kết quả này khẳng định những yếu tố như: sự liên kết chặt chẽ của đội dự án, hiệu quả của việc quản lý chuyển đổi và chất lượng đào tạo đội ngũ tham gia chính là chìa khóa quyết định thành công trong tiến trình triển khai ERP. Cũng theo bản nghiên cứu, với các DN coi nhẹ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và quản lý chuyển đổi, sẽ thường xuyên gặp phải vấn đề thiếu hụt nhân lực tham gia và kiến thức chuyên môn về ERP.


Một số nguyên tắc giúp kiểm soát dự án ERP

1. Đảm bảo đội ngũ tham gia triển khai, không chỉ riêng đội CNTT, đều phải tham gia vào quá trình đánh giá nhà cung cấp và lập kế hoạch.
Điều này sẽ giúp ban quản lý dự án xác định được tất cả những lợi ích thực sự (cho từng phòng ban nghiệp vụ của DN) và chi phí
tiềm ẩn khi triển khai ERP.
2. Không nên rút ngắn quá trình đánh giá các nhà cung cấp giải pháp. Rất nhiều doanh nghiệp muốn đẩy nhanh quá trình triển khai ERP mà không dành thời gian xác định cụ thể các yêu cầu quản lý kinh doanh của mình, đánh giá các nhà cung cấp giải pháp khác nhau và lập kế hoạch cho một dự án thành công. Các DN nên dành ít nhất từ 3 đến 4 tháng cho quá trình lựa chọn và lập kế hoạch. Các DN lớn với hơn 1.000 nhân sự, hay doanh số hàng năm trên 500 triệu USD nên dành nhiều thời gian hơn cho những bước này.
3. Thành lập ban chỉ đạo dự án. Ban chỉ đạo dự án nên tham gia sát sao trong quá trình triển khai hơn là chỉ quan tâm đến những vấn đề quản lý cấp cao. Ban chỉ đạo nên xác định và kiểm soát các chỉ số đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình triển khai dự án và sau khi hệ thống go-live.
4. Lập kế hoạch dự án và khung kế hoạch triển khai một cách thực tế. Các DN thường không xác định được những chi phí cụ thể cho đến khi có được kế hoạch triển khai, tuy nhiên rất nhiều DN lại cố dự đoán trước khi phác thảo kế hoạch, đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến ngân sách hay bị đội lên.
5. Hãy xác định thời điểm triển khai hợp lý. Nhiều DN thường dựa vào trực quan, tuy nhiên không hoàn toàn như vậy. Có những DN dù đang tiến hành sản xuất kinh doanh với các quy trình thủ công và công nghệ lạc hâụ, không hoàn toàn phù hợp để triển khai ERP ngay lập tức. Bởi lẽ có thể có những giải pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn nhiều so với ERP, như sắp xếp lại các quy trình sản xuất kinh doanh, hay tối ưu hóa các hệ thống công nghệ hiện tại.


98% dự án ERP bị kéo dài hơn dự kiến

Những người đã từng tham gia triển khai dự án ERP đều biết rằng việc hoàn thành đúng thời gian và ngân sách dự kiến luôn là nhiệm vụ bất khả thi. Các đơn vị triển khai thường không thể hiện thực hóa được mong muốn về thời gian cũng như chi phí cần thiết để vận hành (go-live) hệ thống trong điều kiện các DN luôn muốn tối thiểu hóa rủi ro, đồng thời tối đa hóa các lợi ích thu được.

Theo nghiên cứu, chỉ 7% các dự án hoàn thành đúng thời gian đặt ra. 93% cho biết đã triển khai lâu hơn dự kiến, trong đó 68% “lâu hơn nhiều”. Ngoài ra, không có bất cứ DN nào hoàn thành sớm hơn kế hoạch.

Panorama đã thống kê thời gian cần thiết triển khai ERP thường kéo dài từ 04 đến 60 tháng, trong đó phần lớn các dự án (71%) hoàn thành trong 06 đến 18 tháng.

Có một thực tế là hầu hết các đơn vị triển khai ERP không thể đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng về thời gian triển khai dự án. Theo nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của Panorama, các dự án ERP triển khai thành công là khi các DN đã đánh giá đúng thời gian cũng như những nỗ lực cần thiết.

Ngoài vấn đề thời gian, chi phí triển khai bị đội lên cũng thường xuyên xảy ra trong các dự án ERP. Như thống kê trong hình E, 65% các dự án ERP thường vượt ngân sách dự kiến. Trong đó, hơn ¼ số lượng các dự án (27%) vượt 15%, và gần 1/5 (16%) vượt 50% ngân sách. Đây là những thực tế rất đáng báo động.

Các công ty tư vấn vẫn thường cảnh báo khách hàng về các chi phí tiềm ẩn liên quan khi triển khai ERP. Những chi phí này là lý do chính khiến các DN phải chi nhiều hơn kế hoạch dự kiến, có thể là các chi phí: phần cứng, đào tạo, quản lý chuyển đổi, quản lý dự án, thuê nhân sự tạm thời để thay thế các thành viên dự án, và customize hệ thống. Thường thì vấn đề hay bắt nguồn từ các CIO – những người chỉ quan tâm trực tiếp đến việc triển khai ERP mà không để tâm đến các vấn đề tài chính, trong đó có chi phí triển khai nhiều như thế nào hay tỷ lệ hoàn vốn đầu tư là bao nhiêu? Ngoài ra, một số DN đôi khi rơi vào “bẫy bán hàng” của các nhà cung cấp ERP khi các nhà cung cấp này luôn tìm cách khiến khách hàng đánh giá thấp vấn đề chi phí.


8 LƯU Ý ĐỂ TRIỂN KHAI ERP THÀNH CÔNG

Như số liệu trong hình G, chỉ 57% phản hồi là thỏa mãn hoặc thỏa mãn vừa phải với hệ thống ERP của họ, trái ngược với 43% còn lại. Nhiều DN cho rằng sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào giải pháp, tuy nhiên theo Panorama, thành công của các dự án ERP lại phụ thuộc phần lớn vào chiến lược và hành động của đội triển khai dự án. Dưới đây là một số nhân tố chính được đúc rút từ thực tiễn thành công trong triển khai ERP tại các DN:
1. Trước hết tập trung vào các quy trình sản xuất kinh doanh và xác định yêu cầu quản lý của DN, không nên quá chú ý vào vấn đề giải
pháp, kỹ thuật.
2. Tập trung để đạt được một tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) hợp lý, xác định
các thước đo đánh giá chất lượng triển khai và hiệu năng hoạt động sau
khi go-live.
3. Cam kết việc quản lý sát sao dự án và các nguồn lực cho dự án.
4. Cam kết hỗ trợ của ban lãnh đạo DN
5. Dành thời gian lập kế hoạch
6. Tập trung vào xử lý các dữ liệu (số liệu sản xuất, kinh doanh...) và tái cấu
trúc quy trình nghiệp vụ
7. Đào tạo đầy đủ và quản lý chuyển đổi
8. Hiểu rõ mục đích của ERP

Chỉ 21% hiện thực hóa được một nửa lợi ích

Theo số liệu nghiên cứu từ bảng F, chỉ 21% DN hiện thực hóa được 50% các lợi ích mà họ mong chờ từ hệ thống ERP. Ngoài ra, hơn ½ các DN (57%) vấp phải tình trạng các hoạt động nghiệp vụ bị xáo trộn khi go-live hệ thống. Tuy vậy ở mặt tích cực, 2/3 các DN được khảo sát (70%) nhận thấy việc tối ưu hóa được đội ngũ nhân sự của mình khi triển khai ERP.

Như vậy, bất chấp việc phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn dành cho ERP, vẫn không có gì đảm bảo những lợi ích mà DN thu được. Thêm vào đó, rủi ro trong quá trình triển khai còn có thể gây ra sự xáo trộn trong các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi của DN. Đây chính là những nhân tố làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) của dự
án ERP.

(Kỳ tới: Phần II: Triển khai ERP - Nhìn từ góc độ giải pháp)

Theo: PCworld.com.vn

18/6/09

Gtel triển khai Oracle EBS

gtel

Ngày 06/06/2009 Công ty TNHH ERP FPT và Công ty Viễn thông Toàn cầu GTEL đã cùng ký kết hợp đồng triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP Oracle E-Business Suite.

Theo hợp đồng này, FPT ERP sẽ triển khai hệ thống Oracle EBS cho Gtel trong vòng 5 tháng - cũng là hợp đồng triển khai ERP trong thời gian ngắn nhất từ trước tới nay cho phạm vi triển khai là các phân hệ: tài chính, mua sắm, quản lý kho và tích hợp với hệ thống chuyên ngành như tính cước, bán hàng tập trung của GTEL.

Hợp đồng này thêm một lần nữa khẳng định thế mạnh của FPT ERP trong việc cung cấp dịch vụ ERP cho các doanh nghiệp Viễn thông - là lĩnh vực kinh tế được nhận định là ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Nguồn: eac.vn

17/6/09

Vì hoàng sa thân yêu

"Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."

Những bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại

Trận đánh Gettysburg (tác giả:Timothy H. O’Sullivan)

Battle_of_Gettysburg

Sau rất nhiều năm bức ảnh này mới được giới thiệu. Đây là một chiến trận đẫm máu nhất của cuộc nội chiến Mỹ. Trên ảnh là thi thể của lính liên minh.

Hành hình kiểu Lynch (tác giả:Lawrence Beitler)

Thomas_Shipp_Abram_Smith

Bức ảnh được chụp vào ngày 7 tháng 8 năm 1930. Trên ảnh là cảnh treo cổ Thomas Shipp và Abram Smith

Dựng cờ tại Iwo Jima (tác giả: Joe Rosenthal)

WW2_Iwo_Jima_flag_raising

Bức ảnh dựng cờ này được chụp vào ngày 23 tháng 2 năm 1945

Che Guevara (tác giả: Alberto Korda)

che_guevara

Nguyễn Ngọc Loan xử bắn Nguyễn Văn Lém (tác giả: Eddie Adams)

Nguyen

Bức ảnh được chụp trong chiến tranh Việt Nam. Trên ảnh là cảnh lính Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Loan bắn một Việt Cộng (Nguyễn Văn Lém)

Bước chân trên mặt trăng

moon_landing


Người "rơi" (tác giả: Richard Drew)

The_Falling_Man

Bức ảnh được chụp lúc 9 giờ 45 phút 15 giây. Trên ảnh là một người đàn ông nhảy từ tòa nhà trung tâm thương mại sau khi tòa nhà này bị máy bay đâm trong sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Huỳnh Công Út

napalm_strike

Bức ảnh chụp khi Quân Đội Mỹ ném bom Napalm xuống làng Trảng Bảng. Trên ảnh là Huỳnh Công Út đang chạy khi trên người đã dính bom Napalm

Cháy trên đường phố Marlborough (tác giả: Stanley J. Forman)

woman_and_girl_falling


Người chặn Tăng (Tác giả: Jeff Widener)

tank_man

Bức ảnh được chụp trong sự kiện "Thảm sát Thiên An Môn"

Uganda (tác giả: Mike Wells)

uganda_hand

Bức ảnh là cánh tay của một đứa trẻ trong nạn đói tại Uganda

Kền Kền đứng cạnh một đứa trẻ (tác giả: Kevin Carter)

child_vulture



Nguồn: http://swick.co.uk/index.php/2009/06/12-of-the-most-iconic-photographs-ever-taken/