31/7/09

Những hình ảnh đầu tiên về một môi trường làm việc "với khẩu trang"









Sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia

Chúng ta hãy cùng suy ngẫm đôi chút về cuộc sống của Nashon Zimba, một người đàn ông 25 tuổi sống cùng vợ và cô con gái nhỏ ở Malawi. Zimba rất chăm chỉ. Anh đã tự mình xây nhà.

Anh đào bùn, nặn thành khối và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời. Hồ trát cũng là bùn. Anh chặt cành cây làm xà và lấy cành cây xidan hoặc cỏ lợp mái. Dụng cụ kim loại duy nhất của anh là lưỡi rìu. Vừa xây nhà một mình, vừa trồng cây để lấy lương thực nuôi cả gia đình, Zimba đã dựng nên một ngôi nhà tối tăm, chật chội, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng và khi những cơn bão nhiệt đới quất lên mái nhà thì bị dột.

Dù đã làm rất nhiều việc nhưng Zimba vẫn rất nghèo. Thu nhập bằng tiền mặt của anh trong năm 2000 chỉ khoảng 40 đôla. Nhưng anh không phải là người duy nhất rơi vào hoàn cảnh này. GDP bình quân đầu người của Malawi chưa đến 200 đôla. Sản lượng kinh tế hàng năm của cả nước là 2 tỷ đôla (xấp xỉ 1/8 sản lượng của nền kinh tế Vermont). Hầu như chẳng có người dân nào nơi đây lại ngây thơ tin rằng sinh tồn đơn giản đến dễ dàng. Ba mươi phần trăm trẻ em ở Malawi bị suy dinh dưỡng và hơn 20% trẻ em chết trước khi bước sang sinh nhật lần thứ năm.

Tại sao trái đất của chúng ta vẫn còn quá nhiều người chết đói mỗi ngày? Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới, có trên 800 triệu người không có đủ lương thực để ăn. Những người này tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển, trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm một nửa. Tại sao lại như vậy? Tại sao vào thời điểm, chúng ta có thể chia nhỏ nguyên tử, đặt chân lên mặt trăng và giải mã bộ gen người, vẫn có 2,8 tỷ người (khoảng một nửa dân số thế giới) phải sống nhờ vào khoản thu nhập chưa đến 2 đôla một ngày?

Nguyên nhân chính là các nền kinh tế. Về bản chất, của cải được tạo ra qua quá trình sử dụng các đầu vào, bao gồm cả nguồn lực con người, để sản xuất ra những thứ có giá trị. Nhưng những nền kinh tế nghèo có cơ cấu tổ chức lỏng lẻo rất khó làm được việc đó. Trong cuốn sách thú vị The Elusive Quest for Growth, William Easterly đã mô tả một cảnh tượng trên đường phố ở Lahore, Pakistan:

Mọi người tụ tập ở các khu chợ cũ của thành phố. Đường phố ở đây chật hẹp đến mức dường như mọi thứ đều bị nuốt chửng trong những đám đông người mua, người bán, người ăn, người nấu. Các cửa hàng san sát chen nhau trong mọi ngóc ngách, cửa hàng nào cũng chật cứng người. Đây quả là một nền kinh tế tư nhân rất năng động.

Ông còn cho biết thêm, Pakistan là một đất nước có tỷ lệ mù chữ cao, chất lượng nhà ở thấp và thiếu lương thực trầm trọng. Chính phủ Pakistan đã xây dựng rất nhiều chương trình vũ khí hạt nhân nhưng vẫn không thể tiến hành một chương trình phòng chống bệnh sởi. Easterly viết: “Chính phủ ở đây thật thối nát!” Mỗi nước đều có những nguồn lực, ít nhất là trí tuệ và sự làm việc chăm chỉ của người dân ở đó. Hầu hết các nước, trong đó có cả những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, đều có nhiều nguồn lực hơn thế.

Hãy để tôi loại bỏ tin tức không tốt lành: Các nhà kinh tế học không có giải pháp nào để làm cho những nước nghèo trở nên giàu có. Thật sự đã có những câu chuyện thành công kỳ diệu, như “những con hổ” châu Á đầu tiên - Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan - những nền kinh tế này đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 8% mỗi năm trong gần ba thập kỷ. Nhưng chúng ta không có một công thức tăng trưởng có thể áp dụng ở hết nước này đến nước khác như một loại hình nhượng quyền kinh doanh nào đó.

Ngay cả những con mãnh hổ này cũng gặp khó khăn trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến các nước trở nên giàu có. Nếu có thể lên danh sách những loại hình chính sách mà các nền kinh tế chức năng áp dụng phổ biến, thì chúng ta có thể chuyển sự chú ý sang câu hỏi đúc rút từ thực tế của một chuyên gia kinh tế từng giành giải Nobel tên Douglas: “Tại sao các nước nghèo không áp dụng những chính sách có thể làm cho họ giàu có?”

Dưới đây là ví dụ tiêu biểu về các loại hình chính sách và trong một số trường hợp là những món quà tuyệt vời mà vị trí địa lý ban tặng được các nhà kinh tế học cho là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia.

Những thể chế chính phủ hiệu quả. Để tăng trưởng và thịnh vượng, một nước cần có luật pháp, sự cưỡng chế, tòa án, cơ sở hạ tầng cơ bản, một chính phủ đủ khả năng thu thuế và sự tôn trọng của người dân đối với những hình thức này. Những loại thể chế này là phương châm hoạt động của chủ nghĩa tư bản. Tham nhũng không chỉ gây ra sự bất lợi cho hoạt động phát triển của một quốc gia, mà còn là căn bệnh ung thư gây ra sự phân bổ không cân đối các nguồn lực, cản trở sự tiến bộ, và hạn chế đầu tư từ nước ngoài. Trong khi quan điểm của người Mỹ về chính phủ thay đổi từ sự thờ ơ đến thù địch, thì người dân ở hầu hết các nước khác đều đề cao chính phủ. Thực trạng này đã được Tom Friedman kể lại trên tờ New York Times như sau:

Cách đây hai tuần, khi tham dự một hội thảo ở Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, tôi đã nghe một sinh viên Trung Quốc trẻ, vừa tốt nghiệp trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để xóa bỏ nạn tham nhũng?” Bạn có biết, một người Trung Quốc bình thường sẽ mong muốn có một thủ đô như Washington ngày nay, với bộ máy hành chính hiệu quả và ngay thẳng hợp lý không? Bạn có biết chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống khác đến thế nào khi được sống trong một thế giới không phải hối lộ các quan chức để xin những giấy phép đơn giản nhất không?

Mối quan hệ giữa thể chế chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã trở thành đề tài cho một nghiên cứu thông minh và thú vị. Daron Acemoglu, Simon Johnson - hai nhà kinh tế học của Viện Công nghệ Massachusetts - và James Robinson, nhà kinh tế của Đại học California, đã đề ra giả thuyết, thành công kinh tế của các nước đang phát triển trước kia từng là các nước thuộc địa phụ thuộc vào chất lượng của các thể chế mà những nước thực dân để lại. Các cường quốc châu Âu đã áp đặt những chính sách thuộc địa khác nhau cho mỗi đất nước, phụ thuộc vào mức độ phục tùng của từng nước đối với chế độ thực dân. Ở những nơi có thể dễ dàng cai trị như Mỹ, những kẻ xâm chiếm đã tạo ra những thể chế có ảnh hưởng tích cực và lâu dài đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, ở những nơi quá trình cai trị gặp nhiều khó khăn, như Congo, những kẻ xâm chiếm chỉ tập trung vào việc mang của cải về nước càng nhanh càng tốt, mà không quan tâm đến các vấn đề khác.

Nghiên cứu tiến hành điều tra trên 64 thuộc địa cũ và phát hiện ra rằng sự chênh lệch về của cải hiện tại của họ có thể là do sự khác biệt về chất lượng của các thể chế chính phủ cai trị trước đó. Ngược lại, chất lượng của những thể chế chính phủ này lại phụ thuộc vào mô hình xâm chiếm thuộc địa sơ khai. Nguồn gốc hợp pháp của các nước thực dân như Anh, Pháp, Bỉ không có ảnh hưởng đáng kể (mặc dù chất lượng thể chế do người Anh đặt ra có vẻ như tốt hơn bởi thuộc địa của họ là những vùng đất dễ cai trị hơn).

Về cơ bản, phương thức quản lý hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Ngân hàng Thế giới đã xếp hạng 150 đất nước theo sáu thước đo chủ yếu về quản lý, như trách nhiệm giải trình, gánh nặng quản lý, quy định luật pháp, tham nhũng... Có một mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa phương thức quản lý hiệu quả và những thành tựu phát triển cao, như thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm... Chúng ta không nhất thiết phải nhiệt tình ủng hộ hệ thống thuế, nhưng ít nhất cũng nên tôn trọng nó dù là miễn cưỡng.

Quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo. Các nước phát triển có rất nhiều ví dụ về quyền sở hữu không chính thức: nhà xưởng, khu dân cư xây dựng trên những mảnh đất công, do chính phủ sở hữu và bị bỏ quên, v.v... Các gia đình và doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể vào “những tài sản” của họ. Nhưng mối quan hệ giữa họ và những tài sản đó rất khác so với những người cùng cấp ở các nước phát triển: Họ không có tư cách pháp nhân đối với tài sản. Họ không thể cho thuê, chia nhỏ, bán, hay chuyển nhượng hợp pháp những tài sản này cho người khác. Và quan trọng nhất là, họ không thể sử dụng chúng làm vật ký quỹ để huy động vốn.

Nhà kinh tế học người Peru, Hernando de Soto, đưa ra một quan điểm rất thuyết phục, đó là không nên thờ ơ với những phương thức sở hữu tài sản không chính thức. Ông cho biết tổng giá trị tài sản của người nghèo sống ở các nước đang phát triển nhưng không có quyền sở hữu hợp pháp có giá trị trên 9 triệu đôla. Nguồn vốn phụ trợ rất lớn này đang bị lãng phí, hay là “tư bản chết” theo cách gọi của ông. Để hiểu đầy đủ tầm quan trọng của con số trên, chúng ta cần so sánh nó với số tiền hỗ trợ mà các nước giàu cung cấp cho các nước đang phát triển trong suốt ba thập kỷ qua.

Tờ The Economist đã đăng một câu chuyện về một cặp vợ chồng người Malawi kiếm sống bằng việc giết thịt dê. Vì công việc khá thuận lợi, nên họ muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, để làm được điều đó, họ phải đầu tư một khoản tiền lớn là 250 đôla trong khi thu nhập trung bình hàng năm của người Malawi là 200 đôla/người. Cặp vợ chồng này có một ngôi nhà có giá trị lớn hơn số tiền trên. Tuy nhiên, họ không thể thế chấp mảnh đất và ngôi nhà gỗ mà họ đã xây dựng trên mảnh đất đó để xây nhà. Ngôi nhà được xây dựng trên đất “công”. Cặp vợ chồng có một bản hợp đồng do trưởng thôn ký, nhưng không đủ năng lực pháp lý để thế chấp vay tiền. Bài báo đã thuật lại sự việc như sau:

Khoảng hai phần ba đất đai ở Malawi được sở hữu dưới hình thức này. Người dân ở đây thường canh tác trên mảnh đất mà cha mẹ họ trước đó từng canh tác. Nếu có tranh chấp, trưởng thôn sẽ đứng ra giải quyết. Nếu một gia đình vi phạm nghiêm trọng những quy định của bộ tộc, thì tộc trưởng có thể lấy lại đất đai và trao quyền sử dụng cho người khác.

Giống như trao đổi hàng hóa, những quyền sở hữu không chính thức này tỏ ra rất hiệu quả trong một xã hội trồng trọt giản đơn, nhưng lại hoàn toàn không phù hợp trong một nền kinh tế phức tạp. Nó có thể khiến những nước nghèo giậm chân tại chỗ; tồi tệ hơn là những tài sản có giá trị nhất của họ được hoàn lại ít hơn so với ban đầu.

Vốn nhân lực là yếu tố quyết định năng suất của người lao động và năng suất lại là yếu tố quyết định mức sống của chúng ta. Như Gary Becker đã chỉ ra, tất cả những nước có mức tăng trưởng thu nhập ổn định đều có những cải thiện đáng kể trong giáo dục và đào tạo vốn con người. Ông viết: “Những nước được mệnh danh là những con hổ châu Á tăng trưởng nhanh chóng nhờ dựa vào một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có học vấn, chăm chỉ, và tận tụy.

Ở những nước nghèo, giáo dục đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp. Nó có thể nâng cao sức khỏe cộng đồng (ngược lại, sức khỏe cộng đồng cũng là một dạng vốn nhân lực). Một số vấn đề nguy hại nhất về sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển có thể khắc phục tương đối đơn giản (đun nước sôi, xây cầu tiêu, sử dụng bao cao su…). Trình độ dân trí cao hơn của phụ nữ ở các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Vốn nhân lực cũng tạo điều kiện để các nước nghèo dễ dàng tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Chúng ta có thể lạc quan về sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, vì xét trên lý thuyết, các nước nghèo có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu khi vay mượn các tiến bộ của họ. Khi một công nghệ được phát minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà thôi.

(Trích cuốn "Đôla hay lá nho" do Công ty Alpha Books phát hành)

22/7/09

Một chuyến công tác

Có thể nói đây là chuyến công tác xa và dài nhất mà tôi từng đi, 350 km và 3 đêm 2 ngày, chúng tôi đi tới địa đầu Đông-Bắc của tổ quốc - Móng Cái. Đoàn công tác gồm 4 người, tôi TrungKT, anh KhánhNQ và AnhNT. Mọi thủ tục, sắp xếp cho chuyến đi do TrungKT phụ trách. TrungKT rất có kinh nghiệm trong việc này, chọn xe tốt, thời gian tốt cho chuyến đi.

Hành trình Hà Nội - TP.Móng Cái:

Tôi chẳng biết hành trình như thế nào! chẳng biết lộ trình, địa danh mà xe đi qua.... Vì biết là quãng đường dài, thời gian ngồi trên xe rất lâu nên TrungKT đã mua vé đi tối. 21 giờ chúng tôi bắt đầu xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Xe Ka-Long ghế nằm (mới đầu tôi tưởng Kalong nhái tên của Hoàng Long, hóa ra đó là tên con sông Kalong ở Móng Cái) rất tiện nghi và thoải mái, mọi người đều phải để dầy dép ở ngoài cửa xe, ghế nằm chính là ghế bình thường được bẻ ngả ra hết cỡ + bệ để chân + chăn đơn + gối. Ngồi xe được được một lúc thì tôi ngủ do khá mệt, lúc đó xe đi tới cuối Bắc Ninh, giáp Hải Dương thì phải. Suốt từ đó, tôi ko biết xe đi tới đâu, qua đâu, chỉ nhớ mang máng xe có dừng 1, 2 lần gì đó. Tới khoảng gần 6 giờ sáng, tôi tỉnh dậy đó cũng là lúc xe tới Móng Cái.


Xuống tới bến xe, chúng tôi gọi điện đến KS đã biết trước để hỏi giá. KS Hòa Bình là nơi đóng quân của 4 người. Nói là KS nhưng chẳng khác gì nhà nghỉ hết "đát" từ thời "nền kinh tế tem phiếu". Chính vì vậy mà KS có giá rẻ và có vị trí trung tâm, đi lại tới KH cũng rất tiện và đi tham quan Móng Cái cũng rất tiện. Làm thủ tục check-in xong, lúc đó vào khoảng 7 giờ sáng mọi người ngồi nghỉ một lúc rồi đi ăn sáng.
Buổi sáng chúng tôi đi thăm quan chợ Trung Tâm Móng cái, chợ rất gần Khách sạn, chỉ đi bộ khoảng 200m là tới.


Chợ trung tâm Móng cái bán rất nhiều đồ, chủ yếu là quần áo, cập túi...Tuy ngay sát cửa khẩu nhưng đồ ở đây cũng ko rẻ, có lẽ chủ yếu là đồ bán buôn. Chợ có rất nhiều dân buôn đến từ Trung Quốc và dân tứ sứ của Việt Nam, có rất nhiều người nói giọng miền Tây Việt Nam. Chợ được thiết kế khá đẹp, có 5 tầng tất cả và có một giêng trời lớn ở giữa chợ. Tới trưa thì chúng tôi làm bữa trưa bình dân tại ngay KS.
Buổi chiều: TrungKT và anh KhánhNQ làm việc với công ty Quang Phát, còn tôi và Tuấn Anh ở nhà. Chúng tôi có kế hoạch là làm việc xong thì đi Trà Cổ tắm.

Hành Trình: TP.Móng Cái - Trà Cổ

Đúng như kế hoạch, Trung và anh KhánhNQ làm việc xong khá sớm, chúng tôi bắt xe Bus từ thành phố móng cái lên Trà Cổ, Trà Cồ cách trung tâm thành phố Móng Cái khoảng 12km về hướng Đông Bắc.
Trên đường đi chúng tôi làm quen đc 2 em cùng chuyến xe và có cùng mục đích đi Trà Cổ tắm. 2 bên nói chuyện rất thoải mái. Tới bãi biển Trà Cổ, chúng tôi - giờ là 6 người đi tắm biển. 2 em mới quen thì chỉ có một em là xuống biển tắm cùng với 4 X-men, còn 1 em ngồi bờ. Nhờ có 1 giới nữa tắm nên không khí tắm rất vui vẻ. Biển Trà Cổ sóng lớn nên tắm rất thích, bãi biển cũng ko dài lăm (nhìn bằng mắt thường) và cũng ko quá đông người tắm. Tuy nhiên, bãi biển thì rất nhiều ốc, sò chết, dẫm rất đau chân và khá bẩn (có lẽ mấy ngày trước là mơi lớn và ảnh hưởng của bão).





buổi tối: 2 em và chúng tôi tiếp tục cuộc đồng hành cùng nhau. Chúng tôi đi ănbữa tối nhẹ nhàng cùng nhau, thực sự 2 cô bé mới quen rất bạo dạn, ko biết có phải con gái Cẩm Phả như vậy ko (2 em nhà ở Cẩm Phả - đi Trà Cổ chơi)? 2 Cô bé trong hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nam". Về nhà thì đã quá muộn, ở lại thì ko trong kế hoạch. Chúng tôi nói chuyện với cô bé bảo ở lại chơi cùng cho vui. Sau một hồi gọi điện cho người quen ở Móng Cái ko đc, 2 cô bé quyết định ở lại. 6 người đi dạo tối tại Móng Cái. Tối Móng Cái ko ko đông đúc và bụi như ở HN nên đi dạo cũng đc, ở đó còn có cả chợ đêm nữa.
6 người lang thang về chỗ KS, lúc đó vào khoảng 12h gì đó. 2 em quyết định thuê phòng gần 2 phòng chúng tôi (vì "Khách sạn" luôn trong tình trạng 3 chìm, bẩy nổi - 3 phần có khách, bẩy phần ko nên rất dễ thuê phòng). .........................................................

Sáng hôm sau: 2 em gái Cẩm Phả về nhà, còn tôi và Tuấn Anh đi KH. Trung và anh KhánhNQ cũng đi KH do hôm qua chưa xong việc. Chúng tôi làm việc xong sớm, còn TrungKT và anh KhánhNQ thì ăn uống cùng KH nên về khá muộn.

Hành trình: Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc)

xin được nhường lời văn cho TrungKT và AnhNT (huhuhu...)

10/7/09

Ken Block

3/7/09

GREAT SONG


.

2/7/09

Pepsi VS Cocacola: Cuộc chiến quảng cáo không khoan nhượng







Plus thêm quảng cáo vui của Pepsi



THIEN NHIEN HOANG DA

NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG

Bán hàng (sales) là một nghệ thuật nên mỗi seller (người bán hàng) cần phải có những tố chất riêng thì mới có thể thành công.

Ngoài tài ăn nói lanh lợi và thân thiện, cộng với khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, còn có những bí quyết khác giúp bạn trở thành một seller hàng đầu:

- Duy trì một thái độ tích cực cho bản thân cũng như cho công việc. Nếu công việc không tiến triển theo ý muốn, đừng than vãn mà hãy đứng lên và sửa sai.

- Biết tổ chức sắp xếp một gian hàng sao cho đem lại doanh thu bán hàng cao nhất.

- Luôn có nhiều phương án tiếp cận với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

- Phải luôn nhớ rằng khi đi mua hàng, khách hàng luôn ở thế “phòng thủ” vì họ thiếu niềm tin. Bạn cần tạo dấu ấn cá nhân bằng cách trả lời rõ ràng và chi tiết mọi thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, bạn cần nắm bắt những điều khiến khách hàng bất an để đưa ra lời khuyên giúp xóa tan chúng.

- Luôn mang theo catalog về các sản phẩm khi gặp khách hàng. Để lại cho khách hàng xem và tạm biệt, sau một thời gian ngắn hãy quay trở lại và bắt đầu tư vấn về từng loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm mà khách hàng tỏ ý hứng thú.

- Đặt những câu hỏi mở, không nên đặt những câu hỏi mà câu trả lời là “không”.

- Luôn biết rõ số lượng hàng trong kho. Nếu có sản phẩm nào đã bán hết, cần hướng khách hàng sang một sản phẩm tương tự.

- Giới thiệu thêm về những sản phẩm sắp hết mùa với những khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

- Hiểu rõ sản phẩm, giá niêm yết, cách sử dụng, những đặc điểm khác biệt nổi trội so với các sản phẩm tương tự khác. Hãy đề cập sản phẩm mới trước khi khách hàng hỏi.

- Cảm ơn khách hàng (phải biết tên khách hàng) tại thời điểm bán hàng, sau đó gửi một bức thiệp nhỏ cảm ơn khách hàng.