24/2/09

QUÊ HƯƠNG

Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Nhớ Những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh cầu ao
Mẹ bắt được..
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích..

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi..

Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng.
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người..

Xưa quê hương vị có chim, có bướm
Có những ngày trốn học vị đòn, roi
Nay yêu quê hương vị trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

1960

23/2/09

Bảng Kiểm Điểm

Chiểu thứ 7 vừa rồi phòng ta đã có một trận đấu thất bại thậm tệ.
Nguyên nhân chúng ta đã hơi chủ quan, và do sự bố chí chiến thuật chưa được hợp lý.
Huy TV xin nhận khuyết điểm về mình, do đã không vực dậy được tinh thần được cho anh em và đã để vỡ trận dẫn đến một trận thua không mong muốn!
Cơ hội để chúng ta lấy lại hình ảnh đội bóng FC Kinh Doanh vẫn còn phía trước, hãy quên đi thất bại, hãy tiến lên.

Chúc mọi người một tuần làm việc mới vui vẻ, hiệu quả!

HuyTV

21/2/09

Chiến Thuật Cho Trận PKD-FA

Từ HiệnPV:

To: Every member of KD_FC.
Chiều nay, thứ 7 ngày 21/02. Đội bóng con cưng phòng kinh doanh sẽ hành quân đến sân ngân hàng trong khuân khổ giải đấu chào mừng ngày 08/03, để tiếp các cầu thủ FA.
theo chỉ đạo của BHL và Huytv. Tôi gửi bản đề xuất chiến thuật cho chiều hôm nay như sau:
Phía đội bạn:
về thực lực thì đã quá quen thuộc với sơ đồ mô tả của họ như sau:
Thế mạnh của FA nằm ở tuyến giữa, và những cú sút xa bất ngờ, rất mạnh của CườngVM, do vậy thủ môn của ta, và các hậu vệ phải rất chú ý khi bóng đến chân của tiền đạo đối phương cố gắng tiếp cận và hạn chế họ sút xa. hơn thế, họ cũng có khả năng bật tường nhanh nên các chúng ta phải rất tỉnh táo tránh vào bóng nhanh dẫn đến khi họ bật không theo kịp.
TrungNQ hậu vệ chắc chắn, đặc biệt chơi bóng bổng.
CƯỜNGVM HIẾUNC
MINHVA
NamTP
TRUNGNQ LONGMT (HÙNGNV)
Text Box: THANHNM ( LINHPN)
Phía đội mình:
Thực ra không cần để ý nhiều đến lối chơi của đội hình bạn, chúng ta cứ tự tin chơi theo phong cách đã có. với việc kéo hơi chụm vào giữa ở tuyến tiền vệ của Huytv và HiệnPV, nhằm gia cố tuyến giữa và hỗ trợ cả hậu vệ lẫn tiền đạo.
Tấn công bằng việc giữ bóng chắc và phối hợp tiếp cận khung thành. Đặc biệt, trận này cần nhất sự tự tin ở tất cả các cầu thủ, sự ổn định tâm lý của Hậu vệ và thủ môn
Anh HuyTV post đội hình lên nhé, Tiền vệ phải cần được lưu ý, có thể thay bằng DạtDV,. Tuyến tiền đạo luân phiên thay nhau giữa anh TuấnNV và ThắngTD

Từ Đội trưởng HuyTV:

Dear All

Chiều nay sẽ là một trận đấu quan trọng: đội bạn mạnh nhưng chính vì thế càng khẳng định thêm sức mạnh của đội ta.

Anh, em đá cố gắng hết sức nhé.

Huy TV đề xuất đội hình như sau.




17/2/09

Bệnh ngôi sao

Sau trận mở màn có thể gọi là tương đối thành công, các cầu thủ kinh doanh đã xuất hiện biểu hiện của bệnh "Sao", bắt đầu từ đội trưởng Huytv, anh ta hồn nhiên phát biểu: "Tuyến giữa đội bạn bị lu mờ bởi anh", sau đó là cầu thủ trẻ đầy triển vọng Thangtd, trong bàn thắng đầu tiên hắn sút hụt mà dám bảo "em truyền tinh tế cho anh Tuấn"...... Đề nghị các cầu thủ tập trung vào chuyên môn, chăm chỉ luyện tập vì thành tích toàn đội.hehe mời các bác góp ý thêm.

13/2/09

Công nghệ web-based - Phần I

Dưới đây là bài viết dựa trên những hiểu biết của mình cùng với việc tổng hợp tài liệu nhằm giúp mọi người có thêm kiếm thức về công nghệ web-based.


Nội dung phần 1: Giới thiệu sơ lược về công nghệ web-based và lợi ích của việc sử dụng công nghệ.

Web-based technology hay công nghệ dựa trên nền tảng web là một thuật ngữ dùng để chỉ những những ứng dụng (application) hay phần mềm được sử dụng dựa trên nền tảng web. Tức là những ứng dụng hay phần mềm có thể truy cập thông qua trình duyệt trên hệ thống mạng như internet hay intranet. Những ứng dụng web chính là những phần mềm máy tính được mã hóa thông qua những ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ như là HTML, JavaCript...

Những ứng dụng dựa trên nền tảng web hay ứng dụng web (web application) ngày càng trở lên rất phổ biến vì những ưu điểm vượt trội của nó, mà đặc biệt là ưu điểm to lớn đối với người sử dụng (hay người sử dụng cuối cùng) trên các máy trạm (clients).

Ưu điểm đối với phần máy trạm ở chỗ sử dụng những ứng dụng (application) hay phần mềm (chẳng hạn gmail, những điểm bán lẻ,...) mà không cần phải cài đặt chương trình gì mà chỉ cần chạy thông qua web. Hơn nữa việc update và duy trì hệ thống cũng không cần cài đặt gì tại máy trạm. Hiện tại, với FAST thì máy trạm cần phải cài đặt rất nhiều như: Framework, Crystal report, SQL, Chương trình…..

Với việc sử dụng trình duyệt (Browser) thì người dùng có thể sử dụng máy tính tại bất kỳ đâu có kết nối internet với đường truyền tốt đều có thể làm việc với máy chủ (server) từ rất xa. Vd: Trong tương lai nếu FAST ứng dụng công nghệ web-based thì máy chủ tại văn phòng cài đặt chương trình Fast và còn máy trạm (client) có thể sử dụng tại bất kỳ máy tính nào có kết nói internet, điều này rất thuận lợi khi làm việc từ xa, làm việc trên toàn cầu.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về máy trạm, những ứng dụng web còn rất nhiều ưu điểm khác như: Tự động update chương trình thông qua việc update tại máy chủ, việc dùng trình duyệt làm việc có thể kết hợp với các ứng dụng web khác như mail, tìm kiếm. Người sử dụng có thể chạy chương trình trên mọi hệ điều hành như windows, Linux, Mac… bởi chúng ta chỉ cần có mỗi trình duyệt để làm việc. Ngoài ra, máy tính của chúng ta cũng ko cần đòi hỏi quá cao về cấu hình, đĩa trống….

Nội dung phần 2: lịch sử phát triển của web-based và những đặc điểm kỹ thuật của web-based

10/2/09

Tìm hiểu thêm về SOA phần 2

SOA là gì?
1. SOA là một kiểu kiến trúc mà khuyến khích việc tạo các service nghiệp vụ nối kết lỏng lẻo.Các service lỏng lẻo có thể tương tác và không phụ thuộc vào kĩ thuật và có thể thay đổi nghiệp vụ.Một giải pháp SOA bao gồm một tập các service nghiệp vụ cái mà thực hiện một business process.Mỗi service cung cấp một miêu tả serive để hỗ trợ cho những process có thể cấu hình lại một cách uyển chuyển và tự động.
2. SOA là một kiểu kiến trúc có khả năng mở rộng, mở, bao gồm các service có khả năng tương tác, khả năng khám phá, tự trị, có thể phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau, có khả năng sử dụng lại. =>SOA là:Một kiển kiến trúc dễ dàng mở rộng và tích hợp.Kiến trúc này bao gồm các service được nối kết lỏng lẻo, dễ dàng sử dụng lại, có thể tương tác và không phụ thuộc vào kỹ thuật hiện thực.
3. Ưu và nhược điểm của SOA:
Ưu điểm:Hệ thống uyển chuyển và lâu dài.Dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các bussiness process từ các service đã có.Khả năng tương tác của các service.
Nhược điểm:Hệ thống phức tạp.Khó miêu tả dữ liệu không cấu trúc trong header của message
Khi nào sử dụng SOA ?Khi thiết kế hệ thống một câu hỏi lớn được đặt ra là : việc cân nhắc giữa khả năng sử dụng lại và hiệu quả của hệ thống. Nếu hệ thống cần việc chạy nhanh cho một ứng dụng đặc biệt thì RMI, CORBA, DCOM là sự lựa chọn. Nhưng hệ thống khó có thể thay đổi hoặc sử dụng lại. Nếu hệ thống dự định thay đổi thường xuyên mà không quan tâm đến tốc độ thì SOA là phương cách tiếp cận tốt nhất. Nó dễ dàng sử dụng lại trong tương lai và cho phép các ứng dụng tương tự được thiết kế một cách nhanh chóng.
4. SOA và Webservice SOA là một kiến trúc hướng đến service. Khi mà chúng ta phân tích workflow thì chúng ta phân tích ra các service.Do đó, các service này có thể đựơc tạo rồi hoặc chưa được tạo ra. Khi có service rồi thì chúng ta xem service này trong hệ thống chúng ta tạo ra rồi chưa. Nếu có rồi thì không cần tạo ra cái mới, nếu chưa thì tạo ra cái mới. Vậy thì chúng ta tìm kiếm các service này bằng cách nào. Chúng ta tìm chúng thông qua UDDI service (Univercal Description,Discovery and Intergration )UDDI service là một nơi dung để chứa và quảng cáo các service. Khi các service được tạo ra và nếu chúng ta muốn cho khai thác thì chúng ta đăng kí service của chúng ta với UDDI service. Khi một ai cần service nào thì có thể đến UDDI service để tìm kiếm nếu tìm kiếm được service phù hợp thì sử dụng lại, còn không có thì phải xây dựng lại cái mới.Như vậy thì chúng ta đã có được các service. Vậy thì chúng tương tác với nhau bằng cách nào. Câu trả lời là thông qua Web service. Tại sao chúng ta lại chọn Web service mà không chọn DCOM, CORBA, …Theo Thái, mục đích của SOA là sử dụng lại và tích hợp ứng dụng một cách nhanh chóng, Sử dụng lại thì chúng ta có thể khám phá thông qua UDDI Service, còn tích hợp nhanh thì các chuẩn trước đây rất khó thực hiện, nhưng hiện nay tương tác giữa các service thông qua Web service thì công việc tích hợp một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua ngôn ngữ BPEL. Nếu chúng ta sử dụng bộ design của BPEL thì chúng ta cảm giác dễ như là sử dụng các công cụ thiết kế Web.Như vậy, SOA là một kiến trúc hướng đến service và các service này tương tác thông qua Web service.Web Service:Các bạn khác trình bày khá nhiều về vấn đề này do đó mình chỉ trình bày ngắn gọn phần này. Một vài thuật ngữ sử dụng trong khi tạo Web serviceWSDL (Web Service Description Language): là ngôn ngữ đặc tả Web service. Ngôn ngữ này dựa trên XML. Khi tương tác với service bạn chỉ cần tham chiếu được đến file wsdl của service đó.SOAP (Simple Object Acess Protocol): là giao thức truy xuất đối tượng đơn giản.Tạo Web service:Có 2 cách tạo:1. Top down2. Bottom up1. Top down: là bạn tạo service từ file wsdl mà bạn đã đặc tả interface cho web service mà mình mong muốn2. Bottom up: là bạn có sẵn class Java hoặc EJB bạn tạo ra web service

SOA (Hiện thực) Chu trình phát triển của SOA:develop-->integrate-->orchestrate-->deploy-->manage-->secure-->access1.
1.Develop
Giai đoạn này ta tập trung phát triển các service và tạo web serviceMô hình:webservice<=>myserviceweb service: để bên ngoài tương tác với service chúng tamyservice: hiện thực service bằng Java class hoặc EJBTrong quá trình hiện thực myservice thì có thể service của chúng ta cần giao tiếp với cơ sở dữ liệu. Bình thường thì chúng ta có thể tự mở CSDL và query sau đó đóng gói dữ liệu vào trong class Java. Điều này dễ dàng thực hiện trong các ứng dụng nhỏ. Vì người làm database và ứng dụng rất gần với nhau, đôi khi chỉ là một. Nhưng với những vấn đề lớn, thì hầu như là người phát ứng dụng không biết hoặc biết rất ít về database. Do đó, chúng ta nên mapping giữa CSDL và đối tượng Java, khi bạn mapping xong thì bạn chỉ cần read hoặc write 1 đối tượng thì hệ thống runtime sẻ lo công việc query CSDL.
2. Integrate
Bạn có thể tích hợp component hoặc tích hợp rule.Rule: nhằm để tách giữa ứng dụng và nghiệp vụ, do đó bạn có thể thay đổi nghiệp vụ 1 cách đễ dàng mà không cần phải code lại chương trình
3. Orchestrate
Đây là giai đoạn tích hợp các service. Khi bạn có qui trình nghiệp vụ thì bạn đưa ra được business workflow. Từ business workflow bạn phân tích ra các service. Bạn sẻ hiện thực hoặc sử dụng lại các service. Khi có đầy đủ các service thì chúng ta phải tích hợp lại. Công việc tích hợp này chúng ta dùng ngôn ngữ BPEL để tích hợp các service. Bạn có thể sử dụng BPEL của IBM hoặc của Oracle. Với bộ design của BPEL chúng ta có thể tích hợp các service 1 cách nhanh chóng và dễ dàng.Business process được tích hợp xong cũng được xem là một service và nó tương tác với bên ngoài thông qua web service. Và nó có thể được tích hợp bởi các business process khác.
4. Deploy
Khi các service đã được tạo xong. Bạn test nó cẩn thận và đạt rồi thì chúng ta tiến hành đóng gói các service và sau đó deploy nó lên server đích.
5. Manage và Secure
Đối với các hệ thống phát triển theo mô hình SOA thì hệ thống ngày càng phức tạp dần, và càng ngày có nhiều service hơn do đó thì yêu cầu quản lí và bảo mật các Web service được đặt ra. Hiện nay bạn có thể sử dụng Oracle Web service Manager cho công việc bảo mật này. Với bộ này chúng ta có thể đưa ra những chiến lược cho việc tổ chức và bảo mật một cách dễ dàng.
6. Access
Chúng ta bắt đầu truy xuất vào trong hệ thống.

4/2/09

KHỦNG HOẢNG, TIẾT KIỆM, SỐNG KHOẺ?

Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York, năm 1932.

Thực tế đã chứng minh, và nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, suy thoái kinh tế - không loại trừ giai đoạn suy thoái đang diễn ra - có thể làm thay đổi lối sống của nhiều người, với những thói quen từ giải trí, tới cả vấn đề sức khỏe và độ khôn ngoan.

Đó là nội dung bài báo mới đây đăng trên tờ New York Times của tác giả Tyler Cowen, giáo sư kinh tế thuộc Đại học George Mason, bang Virginia, Mỹ.

Đầu tiên, bài báo đề cập tới chủ đề giải trí trong thời gian suy thoái kinh tế. GS. Cowen đã chỉ ra rằng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi khó tìm việc hơn hoặc thu nhập đi xuống, người ta thường dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc bản thân và những thú vui ít tốn kém hơn.

Chẳng hạn, trong thời kỳ Đại khủng hoảng 1930, người Mỹ thích nghe radio, chơi các trò chơi trong nhà, thay vì ra ngoài chơi bời vào buổi tối. Xu hướng ở nhà này kéo dài cho tới ít nhất thập niên 1950.

Trong lần suy thoái hiện nay, không thể loại trừ khả năng người ta trở lại với những hoạt động giải trí tiết kiệm. Tuy nhiên, những hoạt động này sẽ xuất hiện dưới dạng khác, có thể hiện đại hơn, bao gồm lướt web để sử dụng những nội dung miễn phí, đi bộ hít thở không khí… thay vì nướng tiền vào những kỳ nghỉ tốn kém và đi xem những trận đấu của các môn thể thao hạng sang.

Trong suy thoái nói chung, người nghèo là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng trong lần khủng hoảng hiện nay, người giàu ở Mỹ là những người mất nhiều nhất, đặc biệt là những người nắm giữ nhiều tài sản là địa ốc và cổ phiếu.

GS. Cowen đã trích dẫn một tài liệu của hai giáo sư tài chính Jonathan Parker và Annette Vissing-Jorgenson của Đại học Northwestern của Mỹ cho biết, thu nhập của những người thu nhập cao tại Mỹ trong lần suy thoái này giảm mạnh hơn những lần suy thoái trước, nhất là trong ngành tài chính. Do đó, những dịch vụ dành cho người giàu cũng có khả năng lao dốc theo. Chẳng hạn, người ta sẽ ít lui tới những nhà hàng sang trọng hơn, và thay vào đó, vào đọc sách trong những thư viện công cộng.

Do tính chất nghiêm trọng của lần suy thoái này, những xu hướng trên sẽ trở nên đậm nét hơn bao giờ hết

Suy thoái và khủng hoảng thường được xem là có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tinh thần của con người. Tuy nhiên, theo GS. Cowen, có một thực tế ít người biết tới là ở Mỹ và một số nước giàu có khác, sức khỏe tinh thần của con người nhìn chung lại có vẻ như được cải thiện trong thời gian có suy thoái. Khi khó khăn kinh tế xảy ra, tiền đúng là một vấn đề lớn, nhưng những áp lực nặng nề trong công việc lại giảm đáng kể.

Mặt khác, do ít phải đi lại bằng xe hơi hơn, nguy cơ xảy ra tai nạn cũng giảm xuống. Ngoài ra, việc sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá cũng giảm đáng kể. Chưa hết, con người còn có thêm thời gian để tập thể dục và ngủ, đồng thời tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn đồ ăn nhanh…

GS. Cowen tiếp tục trích dẫn một tài liệu mang tên “Sống khỏe trong thời khó” (Living Healthy in Hard Times) xuất bản năm 2003 của nhà kinh tế học Christopher Ruhm thuộc Đại học Bắc Carolina, Mỹ, cho thấy, tỷ lệ tử giảm ở những thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp tăng. Riêng tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp cứ tăng 1% thì tỷ lệ tử lại giảm bình quân 0,5%.

Một cuốn sách khác được GS. Cowen trích dẫn là cuốn “Bí ấn của Đại khủng hoảng” (The Myth of the Great Depression) của tác giả David Potts xuất bản năm 2006. Viết về lịch sử xã hội Australia ở thời kỳ khủng hoảng thập niên 1930, cuốn sách này cho biết, tỷ lệ tự tử ở Australia tăng mạnh vào năm 1930, nhưng sức khỏe nói chung của người dân được cải thiện và tỷ lệ tử giảm đáng kể. Sau năm 1930, tỷ lệ tự tử ở nước này cũng giảm xuống.

Không ai có thể cho rằng, suy thoái là những thời kỳ hạnh phúc trong đời người, nhưng một số tài liệu mà GS. Cowen đề cập tới đã cho thấy nhiều người thường nhắc lại những giai đoạn suy thoái mà họ đã trải qua với một thái độ rất vui vẻ và sôi nổi.

Nhà tâm lý học Daniel Gilbert thuộc Đại học Harvard đã chỉ ra trong cuốn sách bán chạy “Suy giảm hạnh phúc” (Stumbling on Happiness) rằng, người ta thường có những ký ức đẹp về những ngày tháng gian khó nhất, như những thời kỳ nghèo khổ hoặc chiến tranh. Nếu đúng vậy, người dân ở nhiều nơi trên thế giới đang chịu đựng khó khăn với sự an ủi phần nào rằng, trong tương lai, họ sẽ có được những ký ức đẹp!

Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng, thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng này sẽ là một thế hệ khôn ngoan hơn.

Một tài liệu của hai giáo sư Ulrike Malmendier thuộc Đại học California và Stefan Nagel thuộc Đại học Standford được trích dẫn trong bài báo của GS. Cowen cho rằng, thế hệ lớn lên trong thời kỳ đầu tư cổ phiếu chỉ đem lại mức lợi nhuận thấp có thể sẽ có những cách đầu tư thận trọng hơn, thậm chí trong cả nhiều thập kỷ về sau. Tương tự, thế hệ lớn lên trong thời kỳ lạm phát cao sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào trái phiếu!

Nói cách khác, thế hệ thanh thiếu niên hiện nay rất có thể sẽ đưa ra ít quyết định bị xem là ngớ ngẩn trong tương lai. Rất có thể, họ sẽ bỏ lỡ một vài cơ hội kinh doanh tốt, nhưng cũng sẽ mắc ít sai lầm hơn.

(Theo New York Times)